Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm

133

Với giải Mở đầu trang 21 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Saccharose và maltose giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 4: Saccharose và maltose

Mở đầu trang 21 Hóa học 12Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Thuở ấu thơ, ai cũng từng có dịp thưởng thức các cây kẹo maltose, thường gọi là mạch nha. Saccharose có gì khác với maltose? Chúng có cấu tạo và tính chất hoá học như thế nào?

Lời giải:

- Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11.

- Sự khác nhau giữa saccharose và maltose

 

Saccharose

Maltose

Chứa nhiều trong

Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,...

Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả, ... Maltose chủ yếu được tạo ra trong quá trình thuỷ phân tinh bột.

Cấu tạo phân tử

Saccharose được tạo bởi một đơn vị a-glucose và một đơn vị  b-fructose, liên kết với nhau qua liên kết a-l,2-glycoside.

Maltose được tạo bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua liên kết a-1,4-glycoside.

Tính chất hóa học

Saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng nên không phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

Maltose có thể mở vòng, do đó maltose có phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

- Tính chất hóa học:

+ Tính chất hóa học của saccharose: phản ứng của polyalcohol và phản ứng thủy phân disaccharose.

+ Tính chất hóa học của maltose: phản ứng của polyalcohol và phản ứng thủy phân disaccharose. Maltose có thể mở vòng, do đó maltose có phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

Đánh giá

0

0 đánh giá