Lý thuyết Bài toán giải bằng hai bước tính (Kết nối tri thức 2025) hay, chi tiết | Toán lớp 3

4.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc, có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 3.

Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính

A. Lý thuyết Bài toán giải bằng hai bước tính

Bài toán 1:

Có 5 bông hoa cúc. Số hoa hồng có nhiều hơn số hoa cúc là 2 bông. Hỏi:

a) Có bao nhiêu bông hoa hồng?

b) Có bao nhiêu bông hoa hồng và hoa cúc?

Lý thuyết Bài toán giải bằng hai bước tính (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 1)

Lý thuyết Bài toán giải bằng hai bước tính (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 2)

Bài toán 2: Ngăn trên có 10 quyển sách, ngăn dưới có nhiều hơn ngăn trên 3 quyển sách. Hỏi cả 2 ngăn có bao nhiêu quyển sách?

Lý thuyết Bài toán giải bằng hai bước tính (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 3)

B. Bài tập trắc nghiệm Bài toán giải bằng hai bước tính

Câu 1: Hương có 8 cái bánh, Hiền có nhiều hơn Hương 5 cái. Hỏi hai bạn có bao nhiêu cái bánh?

A. 21 cái bánh

B. 13 cái bánh

C. 11 cái bánh

D. 8 cái bánh

Đáp án: A

Giải thích:

Bạn Hiền có: 

8 + 5 = 13 (cái)
Tổng số bánh của hai bạn là: 

8 + 13 = 21 (cái)

Câu 2: Một bến xe có 76 chiếc ô tô. Lượt 1 có 18 ô tô rời bến, lượt 2 sau đó có thêm 16 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu chiếc ô tô?

A. 58 chiếc

B. 42 chiếc

C. 36 chiếc

D. 30 chiếc

Đáp án: B

Giải thích:

Số ô tô còn lại ở bến sau lượt 1 là:
76
  18 = 58 (chiếc)
Số ô tô còn lại ở bến sau lượt 2 là:
58
  16 = 42 (chiếc)

Câu 3: Lớp 3A có tất cả 60 học sinh. Trong đó, có 30 học sinh đạt loại giỏi, 25 học sinh đạt loại khá, còn lại là học sinh đạt loại trung bình. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh xếp loại trung bình?
A. 5 học sinh                   

B. 10 học sinh

C. 15 học sinh

D. 55 học sinh 

Đáp án: A

Giải thích:

Số học sinh giỏi và khá của lớp 3A là:
30
 + 25 = 55 (học sinh)
Lớp 3A có số học sinh xếp loại trung bình là:
60
  55 = 5 (học sinh) 

Câu 4: Thùng thứ nhất chứa 151 lít dầu. Người ta đổ thêm vào thùng thứ nhất 121 lít dầu thì lúc này thùng thứ hai vẫn nhiều hơn thùng thứ nhất 148 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai chứa bao nhiêu lít dầu?

A. 272 lít dầu

B. 299 lít dầu

C. 420 lít dầu

D. 571 lít dầu

Đáp án: C

Giải thích:

Lúc sau thùng thứ nhất chứa số lít dầu là:
151
 + 121 = 272 (l)
Thùng thứ hai chứa số lít dầu là:
272
 + 148 = 420 (l)

Câu 5: Trong hộp bánh có 28 cái bánh bao gồm bánh dâu và bánh cam. Số bánh cam là số nhỏ nhất có 2 chữ số. Số bánh dâu nhiều hơn bánh cam là:

A. 8 cái bánh

B. 11 cái bánh

C. 18 cái bánh

D. 28 cái bánh

Đáp án: A

Giải thích:

Số nhỏ nhất có 2 chữ số là 10.
Do đó, số bánh cam là 10 cái.
Số bánh dâu là: 

28  10 = 18 (cái)
Số bánh dâu nhiều hơn bánh cam là: 

18  10 = 8 (cái)

Câu 6: Tổng số tuổi của bố và anh là 47 tuổi. Tuổi bố là 35 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Số tuổi của em là:

A. 12 tuổi

B. 7 tuổi

C. 17 tuổi

D. 9 tuổi

Đáp án: B

Giải thích:

Số tuổi của anh là: 

47  35 = 12 (tuổi)
Số tuổi của em là: 

12  5 = 7 (tuổi)

Câu 7: Trong vườn có 14 cây xoài. Số cây bưởi gấp 2 lần số cây xoài. Tổng số cây trong vườn là:

A. 14 cây

B. 24 cây

C. 2cây

D. 42 cây

Đáp án: D

Giải thích:

Số cây bưởi là: 

14 × 2 = 28 (cây)
Tổng số cây trong vườn là: 

14 + 28 = 42 (cây)

Câu 8: Lớp 4A có 15 học sinh nữ, 18 học sinh nam. Tổng số học sinh của lớp 4B nhiều hơn lớp 4A là 6 bạn. Hỏi số học sinh lớp 4B là bao nhiêu?

A. 27 học sinh

B. 33 học sinh

C34 học sinh

D. 39 học sinh

Đáp án: D

Giải thích:

Số học sinh lớp 4A là: 

15 + 18 = 33 (học sinh)
Số học sinh lớp 4B là: 

33 + 6 = 39 (học sinh)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Giảm một số đi một số lần

Lý thuyết Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính

Lý thuyết Bài 30: Mi-li-mét

Lý thuyết Bài 31: Gam

Lý thuyết Bài 32: Mi-li-lít

Bài giảng Toán lớp 3 trang 82 Bài 28: Bài toán giải bằng hai bước tính - Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá