Theo em  “suốt đời hi sinh cho chồng cho con“ có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống

1.6 K

Trả lời Câu 5 trang 37 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"

Câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Theo em  “suốt đời hi sinh cho chồng cho con“ có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Lời giải:

Cách 1:

- Theo em, hi sinh cho chồng cho con không phải là bổn phận của người phụ nữ.

Quan niệm xưa cho rằng người phụ nữ phải sống trọn với nhà chồng, thương yêu con cái, hi sinh hết mình vì chồng vì con.

Trong xã hội hiện nay, quan niệm ấy đã được thay đổi. Người phụ nữ có thể lựa chọn có hoặc không hi sinh cho chồng cho con. Họ đã ý thức được bản thân của mình, nhận ra những giá trị to lớn của mình, những điều đáng ra mình được công nhận, vị thế xã hội.  Họ cũng ra ngoài tìm kiếm việc làm, phát triển bản thân của mình không còn dựa dẫm vào người chồng.

Ví dụ:

Dương Lệ Bình sinh năm 1958, gây tiếng vang trong làng múa quốc tế với điệu chim công. Bà được coi là quốc bảo của Trung Quốc.

Bà đã không lấy chồng sinh con, quyết tâm theo đuổi đam mê của mình trong cả cuộc đời.

Cách 2:

– Đức hi sinh là một phẩm chất tốt đẹp và đáng trân trọng, hiểu được điều đó, ta cần biết ơn, ghi nhận sự hi sinh của những người phụ nữ quanh ta.

– Tuy vậy, đức hi sinh không nên là bổn phận (có tính bắt buộc), và không nên là sự bắt buộc riêng đối với phụ nữ. Bởi vì bản chất giá trị của sự hi sinh là sự tự nguyện, nếu nó là bắt buộc thì nó sẽ biến thành gánh nặng và mang đến khổ đau, bất hạnh.

– Ví dụ: Ngày nay vấn đề bình đẳng giới đã được đề cao. Chăm sóc gia đình, làm nội trợ không còn là công việc của riêng phụ nữ. Ngày nay họ đã được chia sẻ nhiều hơn, được ra ngoài xã hội để xây dựng sự nghiệp,…

Đánh giá

0

0 đánh giá