Trả lời Câu 4 trang 37 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"
Câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1: Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ „. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Lời giải:
Cách 1:
tương phản.
+ Hai chữ quanh năm chỉ về độ dài thời lượng, gợi ra vòng vô kì hạn lặp đi lặp của thời gian à gợi thời gian tuần hoàn
+ Hai chữ mom sông vẽ ra một không gian hẹp, một nơi chông chênh, nguy hiểm.
Nghệ thuật tương phản là lấy không gian đặt cạnh thời gian. Tưởng chừng như tương phản vì một thế đất nhỏ đối với một thời gian tuần hoàn nhưng chính điều ấy lại tương hợp một cách kì lạ. Khiến câu thơ như tô đậm gánh nặng bươn chải cuộc sống của bà.
Cách 2:
- Xét trên phương diện đặc sắc nghệ thuật và sự khái quát về nội dung (đặt trong cấu trúc VB). Tác giả nói như thế là căn cứ trên ấn tượng, cảm nhận chủ quan của tác giả.
- Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Câu vào đề như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi: “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. “Quanh năm” là suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng. Nó còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là “mom sông” - phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) .
Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quỹ) .