Tài liệu soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”
Lời giải:
- Cách trình bày vấn đề khách quan của tác giả là đưa ra các thông tin về cách làm bánh trôi từ đó liên hệ tới hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.
- Cách trình bày vấn đề chủ quan của tác giả là đưa ra cảm nhận, ý kiến, đánh giá về chiếc bánh trôi chỉ riêng bài thơ Hồ Xuân Hương mới tạo nên được. Ẩn sau đó là biết bao nỗi niềm, tâm tư của Hồ Xuân Hương gửi gắm.
Lời giải:
Luận đề của văn bản: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước |
|
Luận điểm 1: Nghĩa thực của chiếc bánh trôi |
Luận điểm 2: Nghĩa ẩn dụ về con người |
Lí lẽ Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi |
Lí lẽ - Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ |
Bằng chứng - Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật. - Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó. |
Bằng chứng - Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên - Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung... |
Câu 3 trang 45 Ngữ văn 9 Tập 1: Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.
Lời giải:
- Tác dụng của lí lẽ: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất. Vì Hồ Xuân Hương phải là người am hiểu về việc bếp núc – một trong những công việc mặc định của người phụ nữ, am hiểu về cách làm bánh trôi, khéo léo mới có thể miêu tả chiếc bánh một cách độc đáo, tinh tế đến như vậy.
Bà lấy hình ảnh bánh trôi bình thường nhỏ bé ấy để ví với người phụ nữ trong xã hội cũ. Cách làm bánh trôi khác với các loại bánh khác ở hình dạng, làm chín. Bên ngoài dù có xấu xí đến mức nào nhưng nhân đường bên trong vẫn rất ngọt ngào làm say đắm lòng người.
Lời giải:
Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước vì người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị coi thường về giá trị, không được đi học, đối xử bất công, luôn luôn chịu thiết thòi. Họ sống đều phải dựa dẫm vào người cha, người chồng, người con trai của mình, họ không có quyền quyết định bất cứ công việc gì, chỉ quanh quẩn bếp núc và sống hi sinh cho chồng cho con.
Những người đẹp nết như thế luôn phải chịu cảnh éo le, vất vả ‘bảy nổi ba chìm’, sống phụ thuộc vào người đàn ông, người chồng trong gia đình, sung sướng hay khổ sở đều phải gánh chịu, không được lên tiếng. Hiểu rất rõ được điều này và cũng không ít lần bà đã lên tiếng đả kích, đòi lại quyền bình đẳng cho người phụ nữ là thế. Bởi Xuân Hương hiểu được, luôn thương cảm với họ. Bà đã dõng dạc khẳng định tấm lòng thủy chung đức tính cao đẹp, đáng quý của người phụ nữ. Dù thế nào thì phụ nữ Việt Nam luôn giữ trọn đức tính của mình. đường nhu' Xuân Hương đã thấu hiếu đến tận cùng nỗi đau của người phụ nữ. Có thể nói rằng, Xuân Hương đã rất hiểu tấm lòng của những người phụ nữ. Bài thơ là tiếng lòng của bà, tiếng lòng của tất cả phụ nữ trong xã hội xưa
Lời giải:
- Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến các lớp nghĩa của bài thơ. Thông thường bài thơ sẽ có hai lớp nghĩa trở lên.
+ Nghĩa đầu là lớp nghĩa gốc, nghĩa thuộc về nội dung miêu tả trong bài.
+ Nghĩa thứ hai là nghĩa ẩn dụ, ẩn đằng sau nó là ai, vẻ đẹp/ phẩm chất/ tính cách/ cảm xúc… nào của con người. Qua đó thấy được chủ đề, thông điệp tác giả gửi gắm.
+ Nghĩa ẩn của bài sẽ đóng vai trò quyết định giá trị của bài thơ.
Tóm tắt Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Văn bản bóc tách, phân tích cụ thể từng lớp nghĩa được ẩn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Còn khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ: vừa về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, vừa nói về bánh trôi.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quỹ) .
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến