Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản

0.9 K

Trả lời Câu 2 trang 37 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ"

Câu 2 trang 37 SGK Ngữ văn 9 Tập 1Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Lời giải:

Cách 1:

Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài

Cách 2:

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản là:

Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

* LUẬN ĐỀ: Hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

Luận điểm

Bằng chứng

Lí lẽ

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo

– Bằng chứng cho thấy đặc điểm gia đình Nho giáo: không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế thì người chồng miệt mài đèn sách, còn người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị,…

– Bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến gia đình: nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này…

– Bằng chứng cho thấy số phận của bà Tú: khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt

Lí giải, đánh giá, nhận xét về cuộc đời bà Tú trong bối cảnh thời đại: Đó là cuộc bươn chải không có kết thúc, bươn chải đã thành số phận của bà

Luận điểm 2:

Hình tượng bà Tú trong hai câu đề (Căn cứ xác định: Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú đã hiện lên như bức chân dung của một cuộc đời, một duyên phận)

– Phần trích dẫn hai câu đề bài thơ

– Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu đề: “quanh năm”, “mom sông”, “nuôi đủ năm con với một chồng”, “chồng”

– Nhận xét về ý nghĩa của hình ảnh thời gian “quanh năm”, không gian “mom sông”

– Phân tích bằng chứng để cho thấy gia cảnh “nuôi đủ năm con với một chồng” của bà Tú, thái độ tự mỉa mai của ông Tú

– Đánh giá chung về hai câu đề “thật xứng đáng là cặp câu hay nhất bài thơ”

Luận điểm 3:

Hình tượng bà Tú trong hai câu thực (Căn cứ xác định: Hai câu thực là bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang tháo vát, thương khó tảo tần)

– Phần trích dẫn hai câu thực của bài thơ

– Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu thực: “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”

– Các bằng chứng dẫn ra từ ca dao để so sánh: “Cái cò lặn lội bờ sông”, “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

– So sánh hình ảnh bà Tú với “cái cò” trong ca dao xưa để cho thấy sự nhẫn nại, cam chịu của bà Tú

– Phân tích hoàn cảnh lao động (“quãng vắng”, “eo sèo”) để làm bật lên những vất vả, bươn chải bà Tú phải chịu

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận (Căn cứ xác định: hai câu luận lại chính là bà Tú trong quan hệ với gia đình… thảo hiền nhu thuận)

– Phần trích dẫn hai câu luận của bài thơ

– Các bằng chứng dẫn ra từ hai câu luận: “âu đành phận”, “dám quản công”

– Phân tích bằng chứng để cho thấy thái độ chín chắn, độ lượng của bà Tú trước duyên phận và gia cảnh

– Từ cặp câu luận, khái quát hình tượng bà Tú với ý nghĩa con người bổn phận, giàu đức hi sinh cao cả

Đánh giá

0

0 đánh giá