Trả lời Câu 3 trang 21 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 20 Tập 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 20 Tập 1
Câu 3 trang 21 Ngữ văn 9 Tập 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp sau:
a. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.
( Bích Khê, Tì bà)
b. Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
( Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)
Lời giải:
Cách 1:
a. Các câu thơ trên đều thuộc thanh Bằng đọc nhẹ một hơi gợi nỗi buồn mơ hồ, phảng phất, miên man, trải dài trong không gian mênh mông nhuốm màu thu. Nỗi buồn không trĩu nặng mà như vương vất đâu đây, lan toả trong không gian.
b. Điệp thanh trắc cùng âm tắc cuối âm tiết (thấp, uất) thể hiện sự uất ức của một người có ý thức cái tài của mình nhưng không được thoả nguyện. “Giang hồ mê chơi quên quê hương” toàn thanh bằng, các nguyên âm bổng, âm cuối là những phụ âm vang mang âm hưởng bay bổng như bước chân ngao du và tâm hồn phóng khoáng, đa tình đến phóng túng của nhà thơ.
Cách 2:
a. Biện pháp tu từ điệp thanh, sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu: thanh bằng, kết hợp với vần “ông” ở cuối câu thơ khiến nỗi buồn càng lan rộng hơn.
→ Nhấn mạnh nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật.
b. Câu thứ nhất gồm 5 thanh trắc đi liền: “phận thấp chí khí uất” cùng sự có mặt của các phụ âm tắc vô thanh /p, t/ kết thúc âm tiết, diễn tả được cảm giác bi phẫn, bế tắc, bức bối, ngột ngạt, uất ức.
Ngay lập tức, câu thơ thứ hai gồm 7 thanh bằng đi liền với nhau như một sự giải tỏa, giải phóng con người khỏi những kìm hãm trói buộc, để trở thành một lãng tử ngao du rong chơi quên ngày tháng.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 4 trang 21 Ngữ văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích sau:...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân).