Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

2 K

Tài liệu soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

Đề bài (trang 27 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Bước 1: Chuẩn bị

• Thành lập nhóm (khoảng sáu thành viên/ nhóm), bầu nhóm trưởng và thư kí.

• Xác định một số đề tài mà nhóm quan tâm. Ví dụ:

– Những điều cần làm để góp phần làm cho nơi ta sống trở nên đẹp hơn.

– Cách thể hiện tình cảm với người thân.

– Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt.

– ….

• Thống nhất đề tài, mục tiêu, thời gian thảo luận.

• Chuẩn bị nội dung thảo luận: Mỗi thành viên trong nhóm về nhà tìm hiểu tư liệu; xác định các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn đề thảo luận; dự kiến các ý kiến trái chiều và cách thức phản hồi dựa vào gợi ý sau:

PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM

Đề tài thảo luận:

………………………………………………………………….

I. CÁC Ý KIẾN, LÍ LẼ, BẰNG CHỨNG

Ý kiến của em

Lí lẽ

Bằng chứng

 II. DỰ KIẾN CÁC Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI

Ý kiến trái chiều

Phản hồi của em

 

 

 Bước 2: Thảo luận

• Thảo luận trong nhóm nhỏ:

– Nhóm thống nhất quy định về cách thảo luận trình bày ý kiến ngắn gọn, nêu lí lẽ, bằng chứng để làm rõ ý kiến của mình; không ngắt lời khi bạn đang nói; tranh luận với tinh thần xây dựng, tránh công kích cá nhân,

– Thư kí ghi chép nội dung thảo luận ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.

– Nhóm trưởng mời các thành viên lần lượt trình bày ý kiến.

– Các thành viên tập trung thảo luận và phản hồi các ý kiến trọng tâm.

– Cả nhóm thống nhất giải pháp cho vấn đề đã đặt ra.

– Thư kí đọc biên bản thảo luận.

• Thảo luận giữa các nhóm:

– Từng nhóm lần lượt trình bày tóm tắt nội dung thảo luận của nhóm.

– Các nhóm ghi ngắn gọn ý kiến của nhóm bạn, sau đó nêu câu hỏi về những điều chưa rõ hoặc nêu ý kiến phản bác ý kiến của nhóm bạn.

– Các nhóm làm rõ câu hỏi của nhóm bạn hoặc trao đổi lại với các ý kiến phản bác.

Bước 3: Suy ngẫm và rút kinh nghiệm

Em hãy:

– Ghi lại những điều nhóm đã làm tốt và chưa tốt.

– Nếu hai bài học kinh nghiệm về cách trình bày ý kiến, cách thảo luận, tranh luận.

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là …………… học sinh lớp ………

Chúng ta đã quá quen thuộc với cảnh học đường phong phú và đa dạng. Nơi đó, chúng ta thấy cuộc sống vui vẻ, hồn nhiên của tuổi học trò nhưng cũng không ít khía cạnh tiêu cực, đặc biệt là vấn đề bắt nạt. Vậy khi bị bắt nạt chúng ta cần phải có cách hành xử như thế nào?

Trước hết, hãy cùng nhau hiểu rõ hơn về khái niệm “tệ nạn bắt nạt”. Bắt nạt không chỉ là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của một cá nhân. Tệ nạn này đã và đang gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân: từ tổn thương cơ thể đến những vết sẹo tâm hồn không thể xóa nhòa. Thường nghĩ rằng những người bị bắt nạt là những người lập dị, yếu đuối, nhưng thực tế không phải như vậy. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, dù là người bình thường hay nổi bật. Đây thực sự là một vấn đề dai dẳng và khó giải quyết.

Vậy tại sao vấn nạn này vẫn còn tồn tại lâu như vậy? Nguyên nhân chính đến từ tâm lý lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, phản đối xã hội, muốn thu hút sự chú ý bằng mọi cách. Ngoài ra, nạn nhân thường do lo sợ trả thù mà không dám phản kháng. Một số người biết chuyện nhưng chọn lựa im lặng, ngó lơ. Nhà trường lo sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học lo sợ rủi ro cho bản thân, dẫn đến tình trạng cô đơn của nạn nhân.

Thực tế cho thấy, hiện tượng bắt nạt trong học đường diễn ra phổ biến, đa dạng. Hậu quả của nó là đáng tiếc: trẻ em rơi vào tình trạng cô lập, xa lánh xã hội, thậm chí từ bỏ cuộc sống vì sự châm chọc, chế giễu từ bạn bè. Điều này gây ra đau đớn cho các gia đình và suy giảm đạo đức xã hội.

Làm thế nào để loại bỏ sự tiêu cực đó khỏi xã hội? Đầu tiên, chúng ta cần bắt đầu từ việc dạy dỗ, rèn dũa ngay từ gia đình. Cách mà trẻ em được đối xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm lý và hành vi của họ trong tương lai. Sau đó, nhà trường và cộng đồng cần thiết lập các biện pháp răn đe, trừng phạt mạnh mẽ. Tình đoàn kết, yêu thương giữa bạn bè cũng rất quan trọng để ngăn chặn bạo lực học đường. Hãy học cách lan tỏa tình yêu thương, bạn nhé!

Tóm lại, vấn nạn bắt nạt trong trường học gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần đứng lên bảo vệ bản thân và những người xung quanh, xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh.

Trên đây là phần trình bày của tôi thảo luận về vấn đề Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt. Mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống

Ôn tập trang 30

Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) .

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp)

Đánh giá

0

0 đánh giá