Soạn bài Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" | Cánh diều Ngữ văn lớp 9

1.1 K

Tài liệu soạn bài Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 107 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:

+ Xác định được luận đề và các luận điểm của bài viết.

+ Nhận biết được các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên để làm sáng tỏ cho mỗi luận điểm và luận đề.

+ Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan của người viết trong văn bản.

- Đọc trước văn bản Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chú.

- Vận dụng những hiểu biết sau khi học xong Chuyện người con giái Nam Xương (Bài 6) để đọc hiểu văn bản này.

Trả lời

- Thông tin về tác giả Nguyễn Đình Chú:

+ Nguyễn Đình Chú (sinh năm 1929) quê quán ông tại Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An.

+ Ông là giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

+ Ông nổi tiếng vì ông là người thầy nhiệt tâm, nhà nghiên cứu nhiệt huyết.

+ Năm 1984 ông được phong học hàm Phó giáo sư và năm 1991 được phong học hàm Giáo sư. Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 2003 ông là giảng viên và nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

+ Phạm vi nghiên cứu của Nguyễn Đình Chú rất rộng, bao quát văn học Việt Nam từ khái luận đến các đối tượng cụ thể trong toàn bộ tiến trình lịch sử văn học, từ văn học cổ trung đại cho đến cận hiện đại.

+ Về công tác nghiên cứu khoa học, Nguyễn Đình Chú viết nhiều bài cho các báo, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Văn học, báo Văn nghệ. Một phần trong đó về sau được học trò ông, Về sách, ông đã viết trên 30 cuốn sách đứng tên riêng và chung. Ông cũng tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm trong đó có một số hội thảo quốc tế, với các tham luận và báo cáo khoa học của mình.

+ G.s Nguyễn Đình Chú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì năm 1980 và Huân chương Lao động hạng nhì năm 1998, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1998.

+ Một số công trình chính đã xuất bản: Văn thơ Phan Bội Châu; Văn thơ Tản Đà; Văn thơ Trần Tế Xương; Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam (viết chung) tập 4A, 4B; Cương quốc công Nguyễn Xí: Tộc phả-Di huấn-Phụ lục (chủ biên); Tuyển tập Nguyễn Đình Chú tập hợp 79 bài viết về các vấn đề văn học Việt Nam trong 3 phần: Phần 1. Mấy vấn đề chung về lịch sử văn học Việt Nam (8 bài); Phần 2. Về văn học trung đại Việt Nam (38 bài); Phần 3. Về văn học cận – hiện đại Việt Nam (33 bài),…

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính của văn bản

Văn bản bàn luận về vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ thông qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn bài Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" | Cánh diều Ngữ văn lớp 9 (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý cách nêu vấn đề của người viết.

Trả lời:

- Tác giả dẫn dắt vấn đề một cách trực tiếp, nhưng vẫn khéo léo đề cập đến sự khác biệt của bài viết này khiến người đọc bị thu hút.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Theo tác giả, cái “độc đáo”, “cao siêu” của truyện là gì?

Trả lời:

- Cái độc đáo, cái cao siêu của truyện là đề cập đến vấn đề hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các chi tiết được phân tích là những chi tiết nào?

Trả lời:

- Chi tiết được phân tích là: cái bóng của Vũ Nương. Vì cái bóng đó đã khiến cuộc đời Vũ Nương tan nát.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ điều gì?

Trả lời:

 - Người viết so sánh Chuyện người con gái Nam Xương với Truyện Kiều để làm rõ số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 5 (trang 109 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Người viết đã bác bỏ những ý kiến nào trong phần này?

Trả lời:

- Người viết đã bác bỏ những ý kiến:

+ Sự tan nát hạnh phúc là do chế độ nam nữ bất bình đẳng.

+ Vũ Nương tan nát hạnh phúc vì chiến tranh.

Câu 6 (trang 109 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý cách nêu lí lẽ của người viết.

Trả lời:

- Cách nêu lí lẽ của người viết: đưa ra các dẫn chứng để cho thấy sự thường tình của cái máu ghen, từ đó nêu được tội lỗi của Trương Sinh trong văn bản.

Câu 7 (trang 110 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần mở đầu này là gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc nhắc lại câu đã nêu ở phần 1 là để nhấn mạnh sự mong manh trong hạnh phúc của người phụ nữ.

Câu 8 (trang 110 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Người viết nhận xét, đánh giá truyện như thế nào?

Trả lời:

- Truyện là thiên tình sử bi thảm, áng “thiên cổ kì bút”, một truyện ngắn “đột khởi”, là đỉnh cao vời vợi trong muôn đời.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định nội dung chính mỗi phần được đánh số trong văn bản “Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương”. Theo em, cụm từ “nghĩ thêm” trong nhan đề có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Nội dung chính mỗi phần được đánh số trong văn bản “Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương

+ Phần 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phân tích thêm về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

+ Phần 2: Triển khai vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

+ Phần 3: Tổng kết lại vấn đề: số phận mong manh của người phụ nữ.

- Cụm từ “nói thêm” ở nhan đề có nghĩa là giúp tác giả trình bày thêm một vấn đề mới cho tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Văn bản bàn luận về vấn đề (luận đề) gì? Vấn đề ấy được nêu lên ở phần nào của bài viết?

Trả lời:

- Văn bản bàn luận về vấn đề: Phân tích thêm về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Vấn đề đó đã được nêu lên ở phần đầu tác phẩm.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho các luận điểm và luận đề của văn bản.

Trả lời:

- Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm:

+ Hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một người phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời.

+ Ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, Chuyện người con gái Nam Xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi, muôn thuở.

- Bằng chứng, lí lẽ:

+ Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nương không?

+ Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nương, lời nói hồn nhiên, vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương Sinh.

+ Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã được thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con người không còn cái máu ghen “thường tình” này nữa sao?

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân tích để làm sáng tỏ cách trình bày kết hợp của tác giả trong văn bản: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Trả lời:

- Vấn đề khách quan được nêu ở đây là chủ đề mà tác giả đang thảo luận: hạnh phúc mong manh của người phụ nữ.

- Phát biểu ý kiến chủ quan nằm ở quan điểm mà tác giả muốn chứng minh hay thảo luận: “Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lí. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế”.

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Văn bản đã làm sáng tỏ thêm giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương ở những điểm nào (nội dung, nghệ thuật)?

Trả lời:

- Nội dung:

+ Cái bóng tượng trưng cho sự chung thủy mà Vũ Nương dành cho Trương Sinh cũng chính cái bóng đã làm cho hạnh phúc của Vũ Nương tan vỡ.

+ Nguyên nhân Vũ Nương đau khổ không nằm ở việc Trương Sinh đi lính nhưng cũng không phải do chế độ nam nữ bất bình đẳng mà do chính lời nói hồn nhiên, ngây thơ của đứa con, là cái tính đa nghi, hay ghen của Trương Sinh.

- Nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Em thích nhất ý kiến nào của tác giả trong văn bản? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất ý kiến: “Rõ ràng câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương đã cho người đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi, muôn thuở.”, vì trong văn bản, tác giả cũng cho thấy rằng hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đôi khi, dù họ có cố gắng thế nào thì họ cũng không tự quyết định được hạnh phúc của chính mình.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ Văn trang 106

Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"

Về truyện: "Làng" của Kim Lân

Thực hành tiếng Việt trang 116

Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"

Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động

Đánh giá

0

0 đánh giá