Giải SGK Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate

2 K

Lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate

Mở đầu trang 20 Hóa 12Glucose (C6(H2O)6), saccharose (C12(H2O)11) và tinh bột ([C6(H2O)5]m là những hợp chất carbohydrate. Nêu một số loại thực vật chứa những carbohydrate này. Cho biết một số điểm chung về thành phần và cấu tạo hóa học của carbohydrate trên.

Lời giải:

Một số loại thực vật có chứa carbohydrate là: quả chín, củ cải, đường thốt nốt,…

Đặc điểm chung đều chứa nhiều nhóm (H2O)

Câu hỏi 1 trang 21 Hóa 12Acetic acid có công thức phân tử C2H4O2 hay C2(H2O)2. Acetic acid có thuộc loại carbohydrate không? Vì sao?

Lời giải:

Acetic acid không thuộc loại carbohydrate. Vì cấu tạo của carbohydrate có nhiều nhóm – OH gắn vào carbon ở dạng mạch thẳng và mạch vòng

Câu hỏi 2 trang 21 Hóa 12Quan sát Hình 3.1 và Hình 3.2 cho biết vì sao nói glucose và fructose thuộc loại hợp chất polyhydroxyl carbonyl

Giải Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Giải Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Lời giải:

Vì trong cấu tạo của glucose và fructose có chứa nhiều nhóm hydroxyl ( - OH )

Câu hỏi 3 trang 22 Hóa 12Quan sát hình 3.3 và hình 3.4, cho biết trong phân tử maltose, đơn vị glucose có khả năng mở vòng có đặc điểm gì khác so với đơn vị glucose còn lại.

Giải Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Giải Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Lời giải:

Đơn vị glucose có khả năng mở vòng vì còn nhóm – OH hemiacetal tự do so với đơn vị glucose còn lại

Câu hỏi 4 trang 22 Hóa 12Liên kết trong phân tử amylopectin có gì khác so với liên kết trong phân tử amylose?

Giải Hóa 12 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Lời giải:

Liên kết trong phân tử amylose: α- 1,4 – glycoside

Liên kết trong phân tử amylopectin: α- 1,4 – glycoside và α- 1,6 – glycoside

Điều này dẫn đến phân tử amylopectin mạch phân nhánh, amylose dạng mạch thẳng

Vận dụng 1 trang 23 Hóa 12Trong nước ép mía có khoảng 15% saccharose theo khối lượng. Theo em, có thể dùng phương pháp nàp để tách saccharose từ nước ép mía? Phương pháp tách chất này dựa trên tính chất nào của saccharose?

Lời giải:

Có thể sử dụng phương pháp kết tinh để thu được saccharose từ nước ép mía. Phương pháp này dựa vào độ tan khác nhau và độ tan thay đổi theo nhiệt độ.

Vận dụng 2 trang 24 Hóa 12Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ đường saccharose ở nước ta trong những năm gần đây và sản lượng đường tương ứng của Việt Nam. Kể tên một số vùng trồng mía đường tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

Saccharose được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất acetic acid, ethanol, thực phẩm, tráng gương,… vì vậy nhu cầu tiêu thụ lớn lượng đường saccharose. Sản lượng đường từ mía là 870.930 tấn trong năm 2022 – 2023

Một số vùng trồng mía tiêu biểu Việt Nam: Thanh Hóa, Phú Yên, Ninh Thuận,…

Bài tập

Bài 1 trang 26 Hóa 12Trong các chất dưới đây, chất nào không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose?

A. Maltose

B. Saccharose

C. Tinh bột

D. Cellulose

Lời giải:

Saccharose được cấu tạo từ glucose và fructose

Bài 2 trang 26 Hóa 12Cho biết mỗi nhận xét dưới đây là đúng hay sai

(a) Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6

(b) Phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carboxyl

(c) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose có nhóm chứa aldehyde, còn trong phân tử fructose có nhóm chức ketone.

Lời giải:

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

Lý thuyết Giới thiệu về carbohydrate

I. Khái niệm và phân loại

- Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Carbohydrate được chia thành 3 nhóm chính

 Lý thuyết Giới thiệu về carbohydrate (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 4)

II. Cấu tạo hóa học

1. Glucose và fructose

- Glucose và fructose là hai monosaccharide phổ biến trong đời sống, có cùng công thức phân tử là C6H12O6. Ở dạng mạch hở, trong phân tử mỗi chất đều có 5 nhóm hydroxy và 1 nhóm carbonyl.

- Glucose và fructose tồn tại ở dạng mạch thẳng và mạch vòng.

 Lý thuyết Giới thiệu về carbohydrate (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 3)

2. Saccharose và maltose

- Saccharose và maltose cùng có công thức phân tử là C12H22O11. Saccharose được tạo thành từ sự liên kết của một đơn vị glucose với một đơn vị fructose, trong khi đó maltose được tạo thành sự liên kết của hai đơn vị glucose.

 Lý thuyết Giới thiệu về carbohydrate (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 2)

3. Tinh bột và cellulose

- Tinh bột và cellulose là những polymer tự nhiên, có công thức chung là (C6H10O5)n

- Tinh bột gồm amylose và amylopectin.

+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị α- glucose

Liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside.

+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết α- 1,6 – glycoside.

III. Trạng thái tự nhiên

1. Glucose và fructose

- Glucose có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây (hoa, lá, rễ,…) đặc biệt là trong các quả chín. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật. Nồng độ glucose có trong máu người trưởng thành, khỏe mạnh trước ăn được duy trì trong một khoảng hẹp từ 80 – 130 mg/dL

- Glucose tinh khiết là chất rắn dễ tan trong nước có vị ngọt.

- Fructose có nhiều trong mật ong và các quả ngọt như dứa, xoài,… Fructose tinh khiết là chất rắn có vị ngọt, tan nhiều trong nước.

2. Saccharose và maltose

- Saccharose có trong hoa quả, rau, củ, đặc biệt có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

- Maltose có nhiều trong mạch nha (sản phẩm thủy phân không hoàn toàn tinh bột)

- Ở điều kiện thường, saccharose và maltose đều là chất rắn, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

3. Tinh bột và cellulose

- Tinh bột là nguồn carbohydrate dự trữ, có trong hầu hết các thực vật bậc cao. Nhiều bộ phận của thực vật có hàm lượng tinh bột cao như hạt lúa, hạt lúa mì, hạt ngô, củ khoai tây, quả chuối xanh,…

- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, hầu như không tan trong nước và tan tốt trong nước nóng.

- Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật, làm nên bộ khung của cây. Cellulose có nhiều trong bông, đay, tre, nứa, gỗ. Ở điều kiện thường, cellulose là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

IV. Ứng dụng của carbohydrate

1. Glucose, fructose, saccharose và maltose

- Glucose, fructose, saccharose và maltose được sử dụng làm chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể; làm nguyên liệu và chất phụ gia trong sản xuất các loại bánh, kẹo, thức uống dinh dưỡng, nước giải khát,…

- Glucose còn được dùng để pha dịch truyền, dùng để tráng bạc chế tạo gương, ruột phích; làm nguyên liệu trong sản xuất vitamin C; làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất bột ngọt, chất kháng sinh.

- Saccharose còn được dùng để sản xuất acetic acid, ethanol trong công nghiệp

2. Tinh bột

- Tinh bột là nguồn lương thực quan trọng của con người, là nguyên liệu để sản xuất nihều loại bánh, sản xuất mì sợi, bia, rượu, mạch nha, glucose, ethanol, là phụ gia để hồ vải,…

3. Cellulose

- Các vật liệu chứa nhiều cellulose như tre, nứa, gỗ thường được dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình. Cellulose nguyên chất và gần nguyên chất được chế tạo thành sợi, tơ, giấy viết, giấy báo,… làm nguyên liệu để sản xuất ethanol, chế tạo thuốc nổ, thuốc súng không khói.

V. Sự hình thành và chuyển hóa tinh bột

1. Sự hình thành tinh bột trong cây

Trong quá trình quang hợp, dưới tác dụng của chlorophyll có trong cây xanh, khí carbon dioxide kết hợp với nước để tạo thành tinh bột

 Lý thuyết Giới thiệu về carbohydrate (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

2. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người

Tinh bột có trong thành phần của thức ăn. Khi nhai thức ăn, tinh bột bị thủy phân một phần bởi enzyme amylase có trong nước bọt để tạo thành dextrin và sau đó thành maltose.

Sơ đồ tư duy Giới thiệu về carbohydrate

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bài 3. Giới thiệu về carbohydrate

Bài 4. Tính chất hoá học của carbohydrate

Bài 5. Amine

Bài 6. Amino acid

Bài 7. Peptide, protein và enzyme

Đánh giá

0

0 đánh giá