Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh; từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Từ năm 1949 - nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến cuối những năm 80, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu.
1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do của sự sụp đổ đó.
Trả lời:
- Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô:
+ Vào thập niên 80, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu gặp khó khăn, khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.
+ Năm 1985, M. Goóc-ba-chốp (M. Gorbachev) nắm quyền lãnh đạo Đảng, thực hiện cải tổ toàn diện về kinh tế và chính trị ở Liên Xô. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ thất bại đã đầy Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn.
+ Tháng 8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô làm đảo chính để lật đổ M. Goóc-ba-chấp nhưng thất bại và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngày 25-12-1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống Liên Xô. Chế độ chủ nghĩa xã hội chấm dứt tại Liên bang Xô viết.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
Nét chính về tình hình các nước Đông Âu:
♦ Tình hình chính trị
- Từ năm 1944 đến năm 1946, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Từ 1946 đến những năm 80 của thế kỉ XX:
+ Về đối nội: các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản được khẳng định.
+ Trong lĩnh vực đối ngoại, các nước Đông Âu ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, thuộc phe xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh.
♦ Tình hình kinh tế
- Từ 1945 đến 1950, nhà nước tiến hành nông trang hoá ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp, nhà máy lớn của tư bản trong và ngoài nước, ban hành các quyền tự do dân chủ, bình đẳng trong xã hội và đưa ra những chính sách hỗ trợ đời sống cho nhân dân sau chiến tranh.
- Từ năm 1950 đến năm 1975: nhiều kế hoạch 5 năm đã được tiền khai nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Với sự trợ giúp có hiệu quả của Liên Xô thông qua tổ chức Hội đồng tương trợ kinh kế (SEV) và sự nỗ lực của nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu, tăng trưởng khá nhanh:
+ Nông nghiệp được cơ giới hoá, sản phẩm nông nghiệp dồi dào.
+ Công nghiệp phát triển, điện khí hoá toàn quốc.
+ Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức là những nước có nền công nghiệp phát nếp phát (0 triển trên thế giới thời kì này.
♦ Tình hình xã hội, văn hoá:
- Giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ, lực lượng chính trong xã hội là công nhân và nông dân. - Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các nước Đông Âu được cải thiện và nâng cao, nhiều nước có hệ thống y tế miễn phí
- Giáo dục phát triển, tầng lớp trí thức ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong xây dựng chính quyền và xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu:
- Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
- Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
- Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
- Thứ năm, chính sách “không can thiệp” của Liên Xô trước cuộc khủng hoảng và sự thỏa hiệp của ban lãnh đạo các nước Đông Âu cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước này.
Luyện tập - Vận dụng
Thời gian |
1945-nửa đầu thập niên 80 |
Nửa sau thập niên 80 năm 1991 |
Liên Xô |
|
|
Đông Âu |
|
|
Trả lời:
Thời gian |
1945-nửa đầu thập niên 80 |
Nửa sau thập niên 80 năm 1991 |
Liên Xô |
Khôi phục kinh tế; ổn định chính trị; xây dựng và phát triển toàn diện chế độ xã hội chủ nghĩa. |
Chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. |
Đông Âu |
Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân; xây dựng và phát triển toàn diện chế độ xã hội chủ nghĩa. |
Chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. |
Trả lời:
(*) HS điền các thông tin sau vào sơ đồ:
- Chính trị: không ổn định về chính trị (đảo chính tại Liên Xô, các phong trào biểu tình đòi dân chủ ở các nước Đông Âu), tình trạng tham nhũng, thiếu dân chủ, ...
- Kinh tế: chính sách phát triển kinh tế không đồng bộ, tập trung công nghiệp nặng bộc lộ hạn chế.
- Xã hội: kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân sa sút, đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng, lương thực, ...
- Đối ngoại: chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
Trả lời:
- Năm 1991, khi thành lập, cộng đồng SNG gồm 11 thành viên.
- Năm 2005, cộng đồng SNG chỉ còn 9 thành viên (Tuốc-mê-ni-xtan rời bỏ vị thế thành viên chính thức để chỉ là thành viên liên kết trong SNG; Gru-di-a và U-crai-na rut khỏi SNG lần lượt vào các năm 2009 và 2014).
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
♦ Tình hình chính trị
- Đối nội:
+ Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp thực hiện lãnh đạo biện pháp củng cố, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Bộ máy nhà nước trung ương về cơ bản đến năm 1991 bao gồm: các Xô viết đại biểu nhân dân (cơ quan lập pháp); Hội đồng Bộ trưởng (cơ quan hành pháp); Toà án và trọng tài, viện kiểm sát (cơ quan tư pháp).
+ Ngoài ra, còn có các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân như Công đoàn, Đoàn Thanh niên,..
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa;
+ Trở thành trụ cột trong phe xã hội chủ nghĩa đối phó với Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh.
♦ Tình hình kinh tế
- 1946 - 1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- 1950 - giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt nhiều thành tựu, như:
+ Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ. Công cuộc cải tổ kinh tế được thực hiện từ năm 1985, nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1989-1991.
♦ Tình hình xã hội, văn hoá
- Mức sống của người dân được cải thiện.
- Xây dựng được hệ thống phúc lợi xã hội, y tế.
- Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển, người dân có trình độ văn hoá cao. Đội ngũ trí thức, các nhà khoa học cùng với hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
- Nền văn hoá, nghệ thuật Xô viết đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đóng góp to lớn vào kho tàng văn hoá chung của nhân loại.
b) Chế độ xã hội chủ nghĩa khủng hoảng, tan rã ở Liên Xô (nửa sau thập niên 80 đến năm 1991)
- Vào thập niên 80, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu gặp khó khăn, phải lệ thuộc vào dầu mỏ:
+ Chính sách phát triển kinh tế không đồng bộ, tập trung cho công nghiệp nặng đã dẫn đến công nghiệp nhẹ không sản xuất đủ hàng tiêu dùng cho người dân.
+ Nền nông nghiệp sản xuất không đủ lương thực cho cả người và gia súc.
- Vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, giá dầu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, đẩy nền kinh tế Liên Xô rơi vào khủng hoảng. Nợ nước ngoài gia tăng, đời sống nhân dân gặp khó khăn, xã hội bất ổn. Tình trạng tham nhũng, hối lộ, thiếu dân chủ, vi phạm pháp chế có điều kiện bùng phát đầy Liên Xô vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
- Năm 1985, M. Goóc-ba-chốp (M. Gorbachev) nắm quyền lãnh đạo Đảng, thực hiện cải tổ toàn diện về kinh tế và chính trị ở Liên Xô. Năm 1990, ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Liên Xô. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ thất bại đã đầy Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn.
- Tháng 8-1991, một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô làm đảo chính để lật đổ M. Goóc-ba-chấp nhưng thất bại và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
+ Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động;
+ Ngày 21-12-1991, đại diện 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã kí Hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG);
+ Ngày 25-12-1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống Liên Xô. Chế độ chủ nghĩa xã hội chấm dứt tại Liên bang Xô viết.
2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
a) Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến nửa đầu thập niên 80
♦ Tình hình chính trị
- Từ năm 1944 đến năm 1946, được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Từ 1946 đến những năm 80 của thế kỉ XX:
+ Về đối nội: các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản được khẳng định.
+ Trong lĩnh vực đối ngoại, các nước Đông Âu ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, thuộc phe xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh.
♦ Tình hình kinh tế
- Từ 1945 đến 1950, nhà nước tiến hành nông trang hoá ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp, nhà máy lớn của tư bản trong và ngoài nước, ban hành các quyền tự do dân chủ, bình đẳng trong xã hội và đưa ra những chính sách hỗ trợ đời sống cho nhân dân sau chiến tranh.
- Từ năm 1950 đến năm 1975: nhiều kế hoạch 5 năm đã được tiền khai nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Với sự trợ giúp có hiệu quả của Liên Xô thông qua tổ chức Hội đồng tương trợ kinh kế (SEV) và sự nỗ lực của nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu, tăng trưởng khá nhanh:
+ Nông nghiệp được cơ giới hoá, sản phẩm nông nghiệp dồi dào.
+ Công nghiệp phát triển, điện khí hoá toàn quốc.
+ Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức là những nước có nền công nghiệp phát nếp phát (0 triển trên thế giới thời kì này.
♦ Tình hình xã hội, văn hoá:
- Giai cấp bóc lột từng bước bị xoá bỏ, lực lượng chính trong xã hội là công nhân và nông dân. - Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các nước Đông Âu được cải thiện và nâng cao, nhiều nước có hệ thống y tế miễn phí
- Giáo dục phát triển, tầng lớp trí thức ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong xây dựng chính quyền và xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.
b) Chế độ xã hội chủ nghĩa khủng hoảng, tan rã ở Đông Âu (nửa sau thập niên 80 đến năm 1991)
- Đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp.
- Do nhiều nguyên nhân, đến năm 1989, ban lãnh đạo các Đông Âu phải thực hiện nguyên chính trị và tổ chức tuyển cử tự do. Kết quả là các thế lực chống chủ nghĩa hội đã thắng cử, giành được lãnh đạo đất nước, chế xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Bài 10. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 11. Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 12. Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 13. Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991