Giải SGK Lịch sử 9 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946)

327

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946) sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946)

Mở đầu trang 70 Bài 14 Lịch Sử 9: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn “sơn hà nguy biến”. Trước tình thế đó, Chính phủ đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền, giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng?

Trả lời:

- Để bảo vệ nền độc lập vừa giành được, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có nhiều biện pháp tích cực, như:

+ Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

+ Giải quyết những khó khăn về kinh tế; văn hóa; giáo dục

+ Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao.

1. Xây dựng và củng cố chính quyền

Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 9: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền?

Trả lời:

- Những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền:

+ Bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

+ Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Kiện toàn bộ máy nhà nước; phát triển lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Ban hành Hiến pháp.

+ Để tránh phải dối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam một mặt chủ trương tạm thời hoà hoàn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, mặt khác kiên quyết làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng.

2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 9: Chính phủ đã đề ra những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục?

Trả lời:

- Giải quyết nạn đói:

+ Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương.

+ Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất.

- Giải quyết khó khăn về tài chính:

+ Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.

+ Tháng 11-1946, tiền Việt Nam được phép lưu hành trong cả nước nhằm xây dựng nền tài chính độc lập.

- Giải quyết khó khăn về văn hóa – giáo dục:

+ Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ.

+ Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

+ Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

+ Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển.

Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 9: Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì?

Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là gì

Trả lời:

Đoạn tư liệu 14.2 cho biết: theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là: làm cho nhân dân có cái ăn, cái mặc và có chỗ ở - tức là giải quyết các khó khăn về kinh tế, qua đó để ổn định đời sống của nhân dân.

3. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ

Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những nét chính về cuộc khủng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ. Tinh thần chống Pháp của nhân dân Nam Bộ được thể hiện như thế nào qua tư liệu 14.7?

Hãy trình bày những nét chính về cuộc khủng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ

Trả lời:

- Bối cảnh:

+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.

+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.

+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng

- Tư liệu 14.7 cho thấy:

+ Tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân Nam Bộ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trở lại.

+ Toàn dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết một lòng và quyết tâm cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

4. Đấu tranh chính trị, ngoại giao để bảo vệ độc lập, chủ quyền

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 9: Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc như thế nào?

Trả lời:

- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 74 Lịch Sử 9: Hãy lập sơ đồ dòng thời gian về sự kiện chính của thời kì lịch sử từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Hãy lập sơ đồ dòng thời gian về sự kiện chính của thời kì lịch sử từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946

Luyện tập 2 trang 74 Lịch Sử 9: Hãy hoàn thành bảng thống kê các khó khăn của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ và kết quả đạt được theo mẫu dưới đây:

Khó khăn

Biện pháp của Chính phủ

Kết quả

 

 

 

Trả lời:

Khó khăn

Biện pháp của Chính phủ

Kết quả

Nạn đói

- Lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương.

- Vận động toàn dân tăng gia sản xuất.

- Nạn đói từng bước được đẩy lùi

Nạn dốt

- Lập Nha Bình dân học vụ; kêu gọi toàn dân tham gia xoá mù chữ

- Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới

- Vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới

- Nạn dốt từng bước được đẩy lùi

Tài chính

- Phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”.

- Phát hành tiền Việt Nam mới.

- Cơ bản khắc phục được khó khăn về tài chính

Chính quyền

- Bầu cử Quốc hội, lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến

- Ban hành Hiến pháp

- Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

- Chính quyền cách mạng được củng cố

Ngoại xâm

- 2/9/1945 – trước 6/3/1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp xâm lược trở lại ở Nam Bộ

- 6/3/1946 – trước 19/12/1946, hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

- Tránh tình trạng cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù

- Góp phần tạo thế và lực để cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

 

Vận dụng trang 74 Lịch Sử 9: Qua câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu”, em có suy nghĩ gì về vai trò của học sinh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

Trả lời:

(*) Tham khảo: Những hành động cụ thể mà học sinh có thể thực hiện để góp phần vào xây dựng đất nước:

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất; có mục đích, động cơ học tập, làm việc và lý tưởng sống đúng đắn.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện, …

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

1. Xây dựng và củng cố chính quyền

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng.

+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa Đông minh kéo vào Việt Nam. Theo chân đội quân này là các đảng phái tay sai như Việt Quốc, Việt Cách... không ngừng có những hành động chống phá chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Trước tình hình đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

- Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã diễn ra. Hơn 300 đại biểu đã được bầu vào Quốc hội.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

- Trong phiên họp đầu tiên (3-1946), Quốc hội khoá I đã đưa ra các quyết định về chính đối nội, đối ngoại, thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp và Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

- Để tránh phải dối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam một mặt chủ trương tạm thời hoà hoàn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, mặt khác kiên quyết làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng.

- Ngày 9-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.

- Sau cuộc Tổng tuyển cử, chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn,

- Khối đại đoàn kết dân tộc được phát triển thông qua việc củng cố Mặt trận Việt Minh và thành lập một số đoàn thể quần chúng, đảng phái dân chủ.

- Chính phủ kiện toàn Bộ Quốc phòng, thành lập Cục Quân y, Cục Quân nhu và các xưởng quân giới,... Lực lượng vũ trang nhân dân cũng được phát triển gồm: đội quân chủ lực và các đội vũ trang địa phương.

2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

a) Kinh tế

♦ Giải quyết nạn đói:

- Bối cảnh:

+ Nền kinh tế Việt Nam vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa được khắc phục, đe doạ nghiêm trọng đời sống nhân dân.

- Biện pháp giải quyết của chính quyền cách mạng:

+ Chính phủ thực hiện những biện pháp trước mắt như: lập các hũ gạo cứu đói; kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương.

+ Để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi nền nông nghiệp, Chính phủ vận động toàn dân tăng gia sản xuất.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

♦ Giải quyết khó khăn về tài chính:

- Để khắc phục tình trạng ngân khố quốc gia trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”.

- Tháng 11-1946, tiền Việt Nam được phép lưu hành trong cả nước nhằm xây dựng nền tài chính độc lập.

- Các ngành công thương nghiệp, giao thông vận tải,... cũng dần được khôi phục.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

b) Giáo dục, văn hoá

- Bối cảnh: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội, dịch bệnh tràn lan.

- Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ. Phong trào Bình dân học vụ phát triển sôi nổi, rộng khắp.

- Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Nhà nước vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được tăng cường.

- Báo chí cách mạng được quan tâm, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

3. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ

- Bối cảnh:

+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.

+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.

- Diễn biến chính:

+ Ngay từ đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức.

+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

4. Đấu tranh chính trị, ngoại giao để bảo vệ độc lập, chủ quyền

Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

- Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện sách lược “hoà để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9. Các văn bản trên thể hiện lập trường hoà bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 – 1946)

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14. Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946)

Bài 15. Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)

Bài 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954)

Bài 17. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Bài 18. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Đánh giá

0

0 đánh giá