Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
- Từ năm 1945 đến năm 1991, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đã có nhiều bước phát triển thăng trầm.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực Đông Nam Á có sự thay đổi sâu sắc: các nước trong khu vực đã giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu rực rỡ. Đồng thời, quá trình liên kết khu vực ở Đông Nam Á cũng được đẩy mạnh.
1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ
Trả lời:
Tình hình Nhật Bản
♦ Về chính trị:
- 1945 - 1952, Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản.
- Về đối ngoại:
+ Nhật Bản và Mỹ kí bản Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật vào năm 1951, cho phép Mỹ đặt quân đội, căn cứ quân sự trên lãnh thổ. Nền an ninh của Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mỹ.
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ hoà bình với các nước Đông Nam Á, đặc biệt quan hệ kinh tế.
♦ Về kinh tế:
- Sau thời gian tiến hành cải cách (1945-1952), nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.
- Bước sang những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
- Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
♦ Về khoa học-công nghệ:
+ Nhật Bản coi khoa học-công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế-xã hội.
+ Bên cạnh việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.
Những thay đổi của Nhật Bản thể hiện qua hình 13.2
- Hình 13.2 cho thấy: hình ảnh nhà ga Cô-cai-i-chi-đô trong khung cảnh hoang tàn, đổ nát vào năm 1945 đã phát triển thành một khu vực hiện đại, sang trọng và giàu có vào năm 1969.
- Sự thay đổi của nhà ga Cô-cai-i-chi-đô đã phần nào phản ánh sự phát triển thần kì của Nhật Bản.
Trả lời:
Tình hình Trung Quốc
- Sau kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc tiếp tục diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng (1946-1949). Năm 1949, Đảng Cộng sản giành thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập (1-10-1949).
- Từ năm 1950 đến năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quá trình phát triển của Trung Quốc trải qua các giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1950-1958: tiến hành khôi phục nền kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hoá, giáo dục,..
+ Giai đoạn 1958-1962: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nhằm đẩy nhanh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
+ Giai đoạn 1966-1976: tiến hành “Đại cách mạng văn hoá vô sản” nhằm triệt tiêu tàn dư của chủ nghĩa tư bản trong xã hội. Hậu quả là đất nước bị tàn phá nặng nề.
- Từ năm 1978, Đặng Tiều Bình đã lãnh đạo Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa, chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình Trung Quốc dẫn ổn định nhờ kinh tế phát triển.
- Về đối ngoại:
+ Từ năm 1950-1958, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, thúc đẩy phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc trên thế giới.
+ Từ những năm 1960, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các nước có nhiều thay đổi: xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969), cải thiện quan hệ với Mỹ (từ năm 1972).
+ Năm 1979, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ; bình thường hoá quan hệ với Liên Xô; phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khiến quan hệ hai nước xấu đi.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
Giải thích: Do những sai lầm trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước (đặc biệt là các sự kiện “Đại nhảy vọt”; “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản”) nên tình hình Trung Quốc xảy ra nhiều biến động trong những năm 1959- 1978
Trả lời:
Tình hình Ấn Độ
♦ Quá trình đấu tranh giành độc lập:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ bị chia thành hai nước tự trị dựa trên tôn giáo. Ngày 15-8-1947, hai nước nước tự trị Ấn Độ (theo Ấn Độ giáo) và Pa-ki-xtan (Pakistan) (theo Hồi giáo) được thành lập.
- Trong những năm 1948-1950, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, xây dựng đất nước theo đường lối hoà bình, trung lập.
♦ Quá trình phát triển đất nước: Từ năm 1950 đến năm 1991, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ.
- Thể chế cộng hoà liên bang của Ấn Độ được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện, địa vị quốc tế được xác lập với đường lối trung lập.
- Ấn Độ đã xây dựng được nền kinh tế độc lập với cơ cấu hợp lí hơn.
- Khoa học-công nghệ của Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng: chế tạo thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975),...
Trả lời:
Thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: từ một nước thuộc địa của Anh, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia độc lập.
2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991
Trả lời:
- Lập bảng thống kê:
Thời gian |
Sự kiện |
1945 |
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành được độc lập |
1946 |
Phi-líp-pin giành được độc lập |
1948 |
Miến Điện giành được độc lập |
1953 |
Cam-pu-chia giành được độc lập |
1957 |
Ma-lai-xi-a giành được độc lập |
1965 |
Xin-ga-po giành được độc lập |
1984 |
Bru-nây giành được độc lập |
- Tình hình kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á
* Về kinh tế:
+ Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á (trừ Xin-ga-po) đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính.
+ Cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu.
+ Một số nước còn lệ thuộc kinh tế vào các nước lớn.
+ Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của một số nước có chuyển biến mạnh mẽ và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao.
* Về xã hội:
+ Một số quốc gia như Mi-an-ma (Myanmar), In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.
+ Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á tương đối ổn định
Trả lời:
- Sự ra đời: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Mục đích hoạt động: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng;....
- Quá trình phát triển:
+ Tháng 8/1967 - tháng 2/1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
+ ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
+ Giai đoạn tháng 2/1976 - tháng 7/1991:
+ Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN dần được cải thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN sau này.
+ Năm 1984, Bru-nây ra nhập ASEAN.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản: Phát triển “thần kì”, vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Nét nổi bật của tình hình Trung Quốc:
+ Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Từ 1978 đến nay, tiến hành cải cách – mở cửa và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ:
+ 1950, giành được độc lập.
+ Tiến hành xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu lớn, ví dụ như: trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới;,…
- Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á:
+ Các nước lần lượt giành được độc lập.
+ Quá trình xây dựng và phát triển đất nước đạt được nhiều thành tựu.
+ Quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh.
Trả lời:
- Hoàn thiện sơ đồ:
+ 1945, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành được độc lập
+ 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.
+ 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời
+ 1991, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết.
- Lựa chọn sự kiện và giải thích:
+ Lựa chọn sự kiện: 1991, “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết
+ Giải thích: “Vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết đã mở ra một thời kì mới trong hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN.
Trả lời:
Ý nghĩa từ màu sắc, biểu tượng trên lá cờ ASEAN:
- Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng trên biểu tượng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.
+ Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định.
+ Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động.
+ Màu trắng cho thấy sự thuần khiết.
+ Màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng.
- Biểu tượng bó lúa:
+ Lấy biểu tượng chính là hình bó lúa vì các nước ASEAN chủ yếu là các nước nông nghiệp.
+ 10 thân cây lúa thể hiện cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết (tới năm 1999, khu vực Đông Nam Á gồm 10 nước).
- Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.
Ý nghĩa chung: biểu tượng trên lá cờ ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động.
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ
a) Nhật Bản
♦ Về chính trị:
- 1945 - 1952, Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, thủ tiêu chế độ chuyên chế, quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản.
- Về đối ngoại:
+ Nhật Bản và Mỹ kí bản Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật vào năm 1951, cho phép Mỹ đặt quân đội, căn cứ quân sự trên lãnh thổ. Nền an ninh của Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mỹ.
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ hoà bình với các nước Đông Nam Á, đặc biệt quan hệ kinh tế.
♦ Về kinh tế:
- Sau thời gian tiến hành cải cách (1945-1952), nền kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục và phát triển nhanh.
- Bước sang những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
- Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
♦ Về khoa học-công nghệ:
+ Nhật Bản coi khoa học-công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế-xã hội.
+ Bên cạnh việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.
b) Trung Quốc
- Sau kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc tiếp tục diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng (1946-1949). Năm 1949, Đảng Cộng sản giành thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập (1-10-1949).
- Từ năm 1950 đến năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quá trình phát triển của Trung Quốc trải qua các giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1950-1958: tiến hành khôi phục nền kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hoá, giáo dục,..
+ Giai đoạn 1958-1962: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nhằm đẩy nhanh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
+ Giai đoạn 1966-1976: tiến hành “Đại cách mạng văn hoá vô sản” nhằm triệt tiêu tàn dư của chủ nghĩa tư bản trong xã hội. Hậu quả là đất nước bị tàn phá nặng nề.
- Từ năm 1978, Đặng Tiều Bình đã lãnh đạo Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa, chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình Trung Quốc dẫn ổn định nhờ kinh tế phát triển.
- Về đối ngoại:
+ Từ năm 1950-1958, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Liên Xô, thúc đẩy phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc trên thế giới.
+ Từ những năm 1960, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các nước có nhiều thay đổi: xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), Liên Xô (1969), cải thiện quan hệ với Mỹ (từ năm 1972).
+ Năm 1979, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ; bình thường hoá quan hệ với Liên Xô; phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khiến quan hệ hai nước xấu đi.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
d) Ấn Độ
♦ Quá trình đấu tranh giành độc lập:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ bị chia thành hai nước tự trị dựa trên tôn giáo. Ngày 15-8-1947, hai nước nước tự trị Ấn Độ (theo Ấn Độ giáo) và Pa-ki-xtan (Pakistan) (theo Hồi giáo) được thành lập.
- Trong những năm 1948-1950, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, xây dựng đất nước theo đường lối hoà bình, trung lập.
♦ Quá trình phát triển đất nước: Từ năm 1950 đến năm 1991, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt được thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ.
- Thể chế cộng hoà liên bang của Ấn Độ được củng cố, nền dân chủ dược hoàn thiện, địa vị quốc tế được xác lập với đường lối trung lập.
- Ấn Độ đã xây dựng được nền kinh tế độc lập với cơ cấu hợp lí hơn.
▪ Công nghiệp nặng tương đối phát triển; Đến những năm 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
▪ Trong nông nghiệp, nhờ tiến hành cuộc “Cách mạng xanh”, Ấn Độ không chỉ tự túc được lương thực mà còn xuất khẩu.
- Khoa học-công nghệ của Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng: chế tạo thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975),...
2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991
a) Đấu tranh giành độc lập và phát triển đất nước
- Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam (đều trong tháng 8-1945), Lào (10-1945).
- Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân các nước trong khu vực lại phải tiếp tục đấu tranh chống xâm lược và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.
b) Công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước sau khi giành độc lập
♦ Về kinh tế:
- Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á (trừ Xin-ga-po) đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính.
- Cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu.
- Một số nước còn lệ thuộc kinh tế vào các nước lớn.
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của một số nước có chuyển biến mạnh mẽ và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao.
♦ Về xã hội:
- Một số quốc gia như Mi-an-ma (Myanmar), In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.
- Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á tương đối ổn định
b) Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991
- Sự ra đời: Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Mục đích hoạt động: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng;....
- Quá trình phát triển:
+ Tháng 8/1967 - tháng 2/1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
+ ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
+ Giai đoạn tháng 2/1976 - tháng 7/1991:
+ Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN dần được cải thiện, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN sau này.
+ Năm 1984, Bru-nây ra nhập ASEAN.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12. Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 13. Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 15. Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)
Bài 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954)
Bài 17. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965