Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 31 (Kết nối tri thức): Protein

317

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 31: Protein chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 31: Protein

Mở đầu trang 138 Bài 31 KHTN 9: Protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể sinh vật như cấu tạo thành tế bào, vận chuyển chất, xúc tác (enzyme), nội tiết tố (hormone), kháng thể ... Protein có cấu tạo như thế nào và có tính chất đặc trưng gì?

Trả lời:

- Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi liên kết peptide.

- Tính chất đặc trưng: Protein bị thuỷ phân trong môi trường acid, base hoặc dưới tác dụng của enzyme, bị đông tụ dưới tác dụng của acid, base hoặc nhiệt độ và dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh.

Khi đốt cháy, protein bị phân huỷ tạo ra mùi khét.

I. Khái niệm, cấu tạo

Hoạt động trang 138 KHTN 9: Hình 31.1 mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein tạo thành từ các amino acid này. Quan sát Hình 31.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Điểm giống và khác nhau giữa các amino acid này là gì?

2. Các amino acid này đã kết hợp lại với nhau hình thành protein bằng cách nào?

Hình 31.1 mô tả một số amino acid (alanine và glycine) và một đoạn mạch protein

Trả lời:

1.

- Giống nhau: Các amino acid này đều có chứa 2 nhóm chức –NH2 và –COOH.

- Khác nhau: mạch carbon khác nhau, vị trí liên kết của các nhóm chức –NH2 và –COOH khác nhau.

2. Các amino acid này liên kết với nhau bởi liên kết peptide.

II. Tính chất hóa học

Hoạt động trang 139 KHTN 9: Thí nghiệm về tính chất của protein

Chuẩn bị: lòng trắng trứng, dung dịch HCl 1 M; 3 ống nghiệm, đèn cồn.

Tiến hành:

Lấy khoảng 2 mL lòng trắng trứng cho vào mỗi ống nghiệm.

1. Thêm vài giọt HCl 1M vào ống nghiệm thứ nhất.

2. Hơ nóng nhẹ ống nghiệm thứ hai trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 1 phút.

3. Đun nóng ống nghiệm thứ ba trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi thấy có mùi khét.

Thực hiện yêu cầu sau:

Quan sát và nhận xét hiện tượng ở ba ống nghiệm.

Trả lời:

Ở ống nghiệm thứ nhất và thứ hai ta thấy lòng trắng trứng đông tụ lại.

Ở ống nghiệm thứ ba lòng trắng trứng chuyển sang màu đen, có mùi khét.

III. Vai trò và ứng dụng của protein

Hoạt động trang 140 KHTN 9: Từ Hình 31.2 và những hiểu biết của em trong thực tế cuộc sống, hãy cho biết một số ứng dụng của protein.

Từ Hình 31.2 và những hiểu biết của em trong thực tế cuộc sống

Trả lời:

Một số ứng dụng của protein:

- Cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người.

- Một số protein được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số loại tơ tự nhiên (như tơ tằm).

Câu hỏi 1 trang 140 KHTN 9: Các enzyme là các protein đóng vai trò chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa. Em hãy viết sơ đồ của hai phản ứng có enzyme là chất xúc tác diễn ra trong cơ thể người.

Trả lời:

- Sơ đồ chuyển hóa đường saccharose thành glucose và fructose

C12H22O11 + H2OenzymesaccharoseC6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

- Sơ đồ chuyển hóa protein trong dạ dày:

Protein trong dạ dàypepsinpeptide nhỏ hơn

Câu hỏi 2 trang 140 KHTN 9: Nêu cách phân biệt tơ tự nhiên (tơ tằm) với tơ tổng hợp (tơ nylon).

Trả lời:

Để phân biệt tơ tự nhiên (tơ tằm) với tơ tổng hợp (tơ nylon) ta có thể mang đi đốt.

- Tơ tằm có mùi khét đặc trưng giống mùi tóc cháy, khi cháy tạo thành tàn tro.

- Tơ nylon khi cháy thì vón cục lại.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30. Tinh bột và cellulose

Bài 31. Protein

Bài 32. Polymer

Bài 33. Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Bài 35. Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Lý thuyết KHTN 9 Bài 31: Protein

I. Khái niệm, cấu tạo

- Protein là những hợp chất hữu cơ phức tạp có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều đơn vị amino acid liên kết với nhau bởi liên kết peptide.

- Khối lượng phân tử của protein rất lớn, thường từ khoảng vài chục nghìn đến hàng triệu amu.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 31: Protein

II. Tính chất hoá học

- Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của một trong số các tác nhân như acid, base hoặc nhiệt độ.

Ví dụ: Hiện tượng đông tụ khi nấu riêu cua, xuất hiện đông tụ khi cho một ít chanh vào sữa,….

- Khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao và không có nước, protein bị phân huỷ hoặc cháy, tạo ra các chất bay hơi và có mùi khét.

Ví dụ: Khi đốt sợi tóc,…

- Protein bị thuỷ phân dưới tác dụng của acid, base hoặc enzyme:

Protein+H2OAcid/base/enzymeAmino acid

III. Vai trò và ứng dụng của protein

- Trong cơ thể người, các protein có cấu trúc đa dạng tương ứng với các vai trò quan trọng khác nhau:

+ Vai trò cấu trúc (cấu tạo nên cơ bắp, da, tóc,…);

+ Vai trò xúc tác (các enzyme);

+ Vai trò nội tiết tố (các loại hormone);

+ Vai trò vận chuyển (như hemoglobin vận chuyển oxygen đến các tế bào),…

- Ứng dụng:

+ Protein là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng.

+ Một số protein được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số loại tơ tự nhiên (như tơ tằm). Khi đốt cháy, các loại tơ này sẽ có mùi khét đặc trưng (giống mùi tóc cháy) nên có thể dùng phương pháp này để phân biệt tơ tự nhiên với các loại tơ tổng hợp (như tơ nylon).

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 31: Protein

Đánh giá

0

0 đánh giá