Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

1.4 K

Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay

1. Trước khi thảo luận

- Em có thể tìm đề tài từ thực tế đời sống của lứa tuổi học sinh, từ trải nghiệm cá nhân hoặc tham khảo một số vấn đề sau: sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, bạo lực học đường, “ném đá” tập thể trên mạng xã hội, sử dụng ngôn ngữ dung tục trong giao tiếp với bạn bè,…

- Em chuẩn bị nội dung bài nói bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

+ Lí do lựa chọn vấn đề để trình bày là gì?

+ Có thể dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình về vấn đề được bàn luận?

+ Cần đưa ra những hướng giải quyết nào cho vấn đề?

+ Việc bàn luận về vấn đề có ý nghĩa như thế nào?

2. Trình bày bài nói

- Mở đầu: giới thiệu vấn đề, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chia sẻ một trải nghiệm cá nhân hay kể lại một câu chuyện.

- Triển khai:

+ Nêu ngắn gọn lí do lựa chọn vấn đề.

+ Trình bày ý kiến về vấn đề. Chú ý sử dụng các lí lẽ và bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của mình, ưu tiên những trải nghiệm cá nhân và những sự thật mà người nghe có thể kiểm chứng được.

+ Nêu giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung trình bày.

- Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Cách 1:

 Chào tất cả các bạn! Tôi tên là…. Dạo gần đây, tôi thấy một số người bạn của mình đang gặp phải một vấn nạn nhức nhối và báo động trong các nhà trường, đó là bạo lực học đường. Tuy nhiên, các bạn ấy vẫn chưa biết cách để giải quyết vấn đề này. Nên hôm nay, tôi sẽ thảo luận với các bạn về bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay, để chúng ta tìm ra những biện pháp hay, giúp ích cho những nạn nhân của bạo lực học đường.

Tôi lựa chọn đề tài này bởi tôi mong muốn chấm dứt ngay vấn đề đáng lẽ không nên xảy ra trong môi trường giáo dục, đồng thời mong muốn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những bạn đang là nạn nhân và thức tỉnh kẻ gây ra bạo lực học đường, giúp trường học trở thành nơi mà chúng ta được bảo vệ, chia sẻ.

Trước hết, vô số những bạn học sinh khác trên cả nước đang là nạn nhân của bạo lực học đường. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, cả nước có gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau, cứ 9 trường lại có học sinh đánh nhau. Đây chỉ là con số được thống kê, ngoài ra còn có vô số những vụ việc bạo lực học đường khác chưa được cập nhật. Nạn nhân của bạo lực học đường thường là những cô, cậu học sinh tâm lý chưa vững, rất dễ bị trầm cảm, mắc bệnh tâm lý do bị dọa nạt, không tìm được hướng giải quyết, từ đó giảm khả năng học tập, nghỉ học, thậm chỉ là tự tử

Bạo lực học đường không chỉ gây ra vấn đề tâm lý cho nạn nhân, mà còn cho cả những người đang bắt nạt. Họ sẽ bị “tiêm nhiễm” những thói hư, tật xấu, coi việc bắt nạt người khác là chuyện đương nhiên. Hậu quả là, họ sẽ chểnh mảng học tập, không trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời, vô hình chung, trở thành gánh nặng cho cả cộng động và gia đình. Một xã hội không phát triển là một xã hội nhiều kẻ bạo lực.

Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Theo tôi, chúng ta nên giáo dục và tuyên truyền cho học sinh về hậu quả của bạo lực học đường. Cần có những hình phạt răn đe thích đáng cho những kẻ bắt nạt (kỉ luật, đi cải tạo,…) để các bạn trẻ noi gương mà không làm theo. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên chú ý đến con em mình hơn. Khi thấy con mình có dấu hiệu bị bắt nạt, hãy chủ động chia sẻ, giải quyết vấn đề cùng con, luôn động viên con. Còn khi thấy con mình đang bắt nạt bạn khác, hãy lập tức ngăn chặn hành động đó lại thật quyết liệt, có thể răn dạy ở nhà hoặc báo lên chính quyền địa phương để ngăn chặn,

Quan trọng hơn cả, bản thân nạn nhân cũng nên tự tìm ra những hướng giải quyết. Đừng ngần ngại chia sẻ với người thân và thầy cô về vấn đề mình đang gặp phải. Hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh, vì xung quanh bạn có rất nhiều ủng hộ, che chở cho bạn.

 Bài thảo luận của tôi đến đây là kết thúc. Tôi hi vọng bài thảo luận này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về bạo lực học đường. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các bạn. Tôi xin cảm ơn!

Cách 2:

Chào tất cả các bạn! Tôi tên là…. Tôi xin trình bày về vấn đề tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay

Như chúng ta đã biết, mạng xã hội không chỉ mang đến cho con người những lợi ích đáng kể, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và hệ lụy đáng lo ngại. Trong số những vấn đề tiêu biểu, chúng ta không thể bỏ qua hiện tượng gọi là "ném đá tập thể" trên mạng. Được hiểu đơn giản, đây là hành vi khi một nhóm người sử dụng sức mạnh đám đông để tập trung chỉ trích, công kích hoặc xâm phạm danh dự của người khác thông qua các bình luận tiêu cực, chia sẻ thông tin cá nhân xuyên tạc hoặc những nội dung nhạy cảm.

Hành vi này gây ra những tác động có hại không chỉ đối với người bị hại mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội như một tất cả. Đối với nạn nhân, bị bạo lực trực tuyến có thể gây ra những tổn thương tinh thần nghiêm trọng, đặc biệt là khi họ trải qua sự mất tự tin và cảm giác không an toàn. Họ có thể sống trong cảnh cô đơn và sợ hãi, thậm chí có thể mắc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Điều này có thể dẫn đến việc họ dễ dàng lan sang những hành vi cực đoan và nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, không chỉ nạn nhân bị ảnh hưởng, mà những người tham gia vào "ném đá tập thể" cũng chịu sự biến đổi đáng báo động. Họ có thể trở thành những cá nhân vô tâm, mải mê ảo tưởng về quyền lực và sự kiểm soát đối với đời sống riêng tư của người khác. Những người này dễ dàng bị thao túng và lệ thuộc vào những tin tức sai lệch, những thông tin thiếu chính xác mà họ đọc trên các trang web không tin cậy.

Để chấm dứt và ngăn chặn hiện tượng "ném đá tập thể" trên mạng, mỗi người dùng cần có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách văn minh và tỉnh táo. Chúng ta cần nắm vững kiến thức và giữ lòng tự trọng để có khả năng phân biệt đúng sai, biết khi nào cần dừng lại trong hành động trực tuyến của mình. Các cơ quan chức năng cũng cần đề xuất và thực thi những biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường mạng an toàn và trách nhiệm.

Xã hội và mạng xã hội vẫn tiếp tục phát triển, và việc loại bỏ chúng không phải là giải pháp. Thay vào đó, chúng ta cần tận dụng tiềm năng của mạng xã hội một cách văn minh, tỉnh táo và đáng tin cậy để xây dựng một môi trường trực tuyến lành mạnh và tích cực.

Bài thảo luận của tôi đến đây là kết thúc. Tôi hi vọng bài thảo luận này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về bạo lực học đường. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các bạn. Tôi xin cảm ơn!

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng:

- Nêu câu hỏi về những điểm còn băn khoăn xoay quanh vấn đề.

- Bày tỏ sự đồng tình, chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến phản biện quan điểm của người nói (đặc biệt là những ý kiến liên quan đến cách giải quyết vấn đề).

- Nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày bài nói.

Tiếp thu và phản hồi ý kiến của người nghe với thái độ lịch sự và tinh thần cầu thị:

- Làm rõ những vấn đề mà người nghe yêu cầu giải thích.

- Trao đổi về những ý kiến mà người nghe nêu lên nhằm chia sẻ hoặc phản biện.

- Lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của người nghe để rút kinh nghiệm, hoàn thiện kĩ năng chuẩn bị và trình bày bài nói.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) và các phương tiện hỗ trợ; cách tổ chức, điều hành buổi thảo luận.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay

Củng cố, mở rộng trang 84

Kiểu ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đọc mở rộng trang 87

“Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)

Đánh giá

0

0 đánh giá