Mã số định danh cá nhân là gì? Tra cứu mã số định danh cá nhân nhanh nhất 2024.

175

Hiện nay, công dân Việt Nam sẽ được Bộ Công an quản theo theo mã số định danh cá nhân và có các giấy tờ tuỳ thân quan trọng , trong số đó là căn cước công dân gắn chip. Vậy mã số định danh cá nhân là gì ? và tra cứu mã số định danh cá nhân như thế nào ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về mã định danh cá nhân nhé.

 

1. Mã số định danh cá nhân là gì ?

Theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 thì mã định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc như sau:

·       6 số đầu: là mã mã tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh (3 số đầu), mã thế kỷ sinh, mã giới tính (1 số tiếp theo), mã năm sinh của công dân (2 số sau cùng).

·       6 số cuối: là khoảng số ngẫu nhiên. 

·       Mã định danh cá nhân trên toàn quốc được cấp cho công dân Việt Nam được Bộ Công an thống nhất quản lý. Mỗi một công dân sẽ có một mã số định danh cá nhân riêng và duy nhất.

·       Mã số định danh cá nhân rất quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành, hệ thống quản lý dữ liệu dân cư sẽ là kênh thông tin chủ đạo để kết nối với hệ thống thông tin chuyên ngành khác của các Bộ, ngành liên thông qua mã định danh cá nhân

2. Hướng dẫn tra cứu mã số định danh cá nhân online

    Bạn có thể thực hiện tra cứu mã số định danh cá nhân trực tuyến bằng các cách sau đây.

Cách 1: Tra cứu mã định danh trên cổng Cổng dịch vụ công quốc gia

Cách 2: Tra cứu mã định danh cá nhân trên VNeID

Lưu ý: Người dân thực hiện tra cứu trên thiết bị di động hoặc máy tính có kết nối mạng internet. Áp dụng cả đối với các trường hợp người dân chưa đổi CMT 9 số sang thẻ CCCD 12 số.

    Trước đây, công dân có thể tra cứu mã định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú nhưng hiện tại website này không còn hoạt động nữa. Do đó bạn có thể sử dụng thay thế 2 cách tra cứu mã định danh online hoàn toàn miễn phí dưới đây:

2.1 Cách tra cứu mã định danh cá nhân trên cổng dịch vụ công quốc gia

    Hãy thực hiện theo các bước dưới đây nếu bạn muốn tra cứu thông tin cá nhân và mã số định danh được cập nhật từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trên cổng dịch vụ công quốc gia, trước hết yêu cầu bắt buộc đối với người thực hiện cách này là cần có tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia, cụ thể:

Bước 1Đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia

     Bạn truy cập vào Cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia - dichvucong.gov.vn. Sau đó nhấn chọn Đăng nhập.


Hướng dẫn đăng nhập tài khoản DVC Quốc gia

Bạn sử dụng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc Gia và điền đầy đủ các thông tin đăng nhập (tài khoản, mật khẩu và mã xác thực).

1.   Tên đăng nhập: Nhập Chứng minh thư (CMT)/ Căn cước công dân (CCCD).

2.   Mật khẩu: Nhập mật khẩu.

3.   Nhập mã xác thực: Mã xác thực <Nhập dãy ký tự ở khung bên phải>.

Sau đó bạn chọn "Đăng nhập"


Hướng dẫn điền thông tin đăng nhập Cổng DVC Quốc Gia

Hệ thống sẽ gửi thông báo "Xác thực mã OTP" qua số điện thoại đăng ký tài khoản: Mã xác thực đã được gửi qua số điện thoại: 0962xxx885

Lúc này bạn cần kiểm tra hòm thư tin nhắn SMS trên thiết bị điện thoại: Xác nhận nội dung tin nhắn ví dụ: "173825 la ma xac thuc danh nhap tren cong dich vu cong quoc gia. ma co hieu luc trong vong 2 phut"

Bạn nhanh chóng nhập dãy 6 số tương ứng vào mục "Nhập mã OTP" nếu quá thời hạn 2 phút mã OTP trước đó sẽ bị vô hiệu và bạn sẽ phải thực hiện gửi lại mã xác thực. Bạn nhấn chọn "Gửi lại OTP"

Nhập mã OTP gửi về số điện thoại đăng ký để xác thực OTP

Sau khi nhập xong mã OTP bạn nhấn chọn "Xác nhận" để đăng nhập Cổng DVC quốc gia.

Bước 2: Kiểm tra thông tin cá nhân

Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn xem "thông tin cá nhân" 

Đăng nhập thành công Cổng dịch vụ công quôc gia

Tại mục "Thông tin tài khoản" bạn chọn mục "thông tin định danh"


Tra cứu thông tin định danh của cá nhân

Bước 3: Nhận kết quả tra cứu mã định danh cá nhân

Bên trong mục thông tin định danh bạn không chỉ tra cứu được thông tin tin về mã định danh cá nhân (Số CMT/CCCD - 12 số) mà còn có toàn bộ các thông tin cá nhân khác được cập nhật từ cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư.

Biểu tượng xanh là các thông tin đã được xác minh với CSDL Dân cư Quốc gia hoặc CSDL tin cậy khác nên đây là các thông tin hoàn toàn chính xác.

Bên cạnh đó, các biểu tượng màu vàng là thông tin do người dùng tự nhập và chưa được xác minh dựa trên CSDL tin cậy.


Mã định danh cá nhân của người dùng là Số CMT/CCCD 12 số

2.2 Cách tra cứu mã định danh trên VNeID

    Cơ quan Công An các tỉnh và địa phương thực hiện vận động, khuyến khích và hướng dẫn công dân cách tải và cài đặt ứng dụng định danh điện tử Quốc gia VNeID của trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm thực hiện mục tiêu quản lý dân cư thông qua hệ thống điện tử.

    Người dân sau khi đã tải, cài đặt và đăng nhập thành công hoàn toàn có thể sử dụng ứng dụng này để tra cứu mã định danh của cá nhân. Dưới đây là cách tra cứu :


   Các bước tra cứu mã số dịnh danh cá nhân trên VNeID

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID trên điện thoại

Bước 2: Ví giấy tờ

Tại mà hình trang chủ của VNeID bạn chọn "Ví giấy tờ"

Bước 3: Xem thông tin cá nhân

Trong ví giấy tờ có lưu thông tin chính về thẻ căn cước công dân cùng các thông tin về giấy tờ tùy thân khác của cá nhân. Bạn chọn mục "Thông tin"

Bước 4: Kiểm tra số định danh cá nhân

Trong mục thông tin cá nhân, bạn có thể biết được số định danh của cá nhân cùng các thông tin cá nhân cơ bản khác.

    Như vậy là bạn đã tra cứu mã định danh cá nhân thành công trên ứng dụng VNeID

    Vậy đối với đối tượng là trẻ em chưa có CMT/CCCD hoặc tài khoản Cổng dịch vụ công thì xác định mã định danh như thế nào?

2.3. Cách tra cứu mã số định danh cho trẻ em

Theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an cấp mã số định danh cá nhân khi:

·       Đăng ký giấy khai sinh.

·       Làm CCCD đối với các trường hợp: Đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân hoặc trường hợp công dân đang sử dụng CMND 9 số chuyển sang đăng ký CCCD.

]Có thể thấy, Bộ Công an đã và sẽ triển khai cấp mã số định danh cá nhân cho toàn bộ người dân, học sinh chưa có CMT/CCCD và kể cả trẻ sơ sinh.

Với đối tượng là trẻ em chưa được cấp thẻ CMT/CCCD sẽ không tạo được tài khoản DVC Quốc Gia nên không thể thực hiện việc tra cứu mã số định danh cá nhân trên website Cổng DVC Quản lý dân cư như hướng dẫn bên trên.

Tuy nhiên, theo như quy định trên thì người dân có thể tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ trên giấy khai sinh theo mẫu mới gồm bản chính và bản sao được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP do Bộ Tư pháp in ấn và phát hành.

Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh theo mẫu mới

Dãy số trong mã định danh trên giấy khai sinh của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng để thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử cho con.

Với đối tượng là học sinh có giấy khai sinh theo mẫu cũ sẽ không có mục "số định danh cá nhân" thì tra cứu mã số định danh học sinh như thế nào? Trong trường hợp này Bố mẹ có thể tra cứu mã số định danh cho con bằng cách liên hệ với cơ quan Công an cấp Huyện, Thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của học sinh để được cung cấp số định danh cá nhân.

3. Số định danh có phải là số cccd không ?

Mã số định danh cá nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP là dãy số tự nhiên được bảo mật hoàn toàn gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 chữ số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Hiện nay đối với người dân đang sở hữu thẻ CCCD 12 số hoặc thẻ CCCD gắn chíp điện tử thì mã định danh của cá nhân cũng chính là số căn cước công dân. Người dân khi tra cứu số thẻ căn cước công dân thì kết quả cũng chính là tra cứu mã định danh cá nhân.

4. Tra cứu xem thẻ cccd của mình đã làm xong chưa ?

Tra cứu căn cước công dân là một thao tác để kiểm tra xem thẻ căn cước công dân gắn chip của người dân đã được cấp xong hay chưa, hoặc để xem lại các thông tin cá nhân của công dân có chính xác hay không. Dưới đây là một số cách để thực hiện tra cứu CCCD, cụ thể:

- Gọi đến tổng đài về Căn cước công dân của Bộ Công an (1900.0368) và nhấn phím số 4, sau đó làm theo hướng dẫn của tổng đài viên.

-  Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc gia bằng cách nhập mã hồ sơ và mã xác thực. Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân.

-  Tra cứu qua Zalo bằng cách tìm kiếm và kết nối với Công an quận/huyện nơi bạn làm Căn cước, sau đó chọn "Tra cứu CCCD" và nhập số CMND cũ, họ tên, số điện thoại.

-  Tra cứu qua tin nhắn facebook bằng cách gửi tin nhắn cho fanpage Công an quận/huyện nơi bạn làm Căn cước, sau đó nhập số CMND cũ, họ tên, số điện thoại.

Chi tiết các bước thực hiện như sau:

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cấp mới hoặc đổi thẻ CMND/CCCD cũ sang thẻ căn cước

Cách 1: Tra cứu CCCD qua Tổng đài hướng dẫn của Bộ Công An

Công dân muốn kiểm tra kết quả cấp thẻ CCCD gắn chíp có thể gọi điện đến số hotline 1900.0368 - tổng đài tra cứu Căn cước công dân của Bộ Công An, người dân nghe và làm theo hướng dẫn tự động. Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip bạn nhấn phím 4.

Với cách này công dân cần lưu ý đến thời gian hoạt động của Tổng đài hướng dẫn là từ 7h30 đến 20h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Công dân sẽ được hỗ trợ giải đáp nhanh và chính xác nhất về tình trạng/ kết quả có liên quan đến quá trình cấp mới CCCD gắn chip.

Không chỉ được hỗ trợ tra cứu kết quả làm CCCD, khi gọi điện thoại đến số tổng đài tra cứu người dân còn có thể nghe thêm các hướng dẫn liên quan đến quá trình cấp đổi thẻ CCCD mới. Cụ thể:

  • Nhấn phím 1: Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp CCCD gắn chip.
  • Nhấn phím 2: ​Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp CCCD gắn chip.
  • Nhấn phím 3: Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp CCCD gắn chip.
  • Nhấn phím 4: Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip.
  • Nhấn phím 5: Để tìm hiểu các thông tin khác.

Sau đó, tổng đài sẽ kết nối đến tổng đài viên và công dân sẽ được tổng đài viên hỗ trợ giải đáp trực tiếp.

Trong trường hợp không thể liên hệ bằng cách trên công dân có thể tra cứu CCCD qua số điện thoại đường dây nóng (hotline) của Công an địa phương.

Người dân có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội (QLHC&TTXH) hoặc Công an cấp quận/ huyện/ tỉnh, thành phố tại nơi công dân thực hiện thủ tục cấp CCCD để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc trong trường hợp chậm trễ trả thẻ CCCD gắn chip quá thời gian hẹn.

Cách 2: Tra cứu căn cước công dân qua Cổng dịch vụ công Quốc gia

Cổng dịch vụ công quốc gia là kênh hỗ trợ công dân làm thủ tục, tra cứu các thông tin liên quan đến thủ tục hành chính công rất hiệu quả, đảm bảo an toàn và tính xác thực. Công dân cũng có thể tra cứu kêt quả cấp CCCD gắn chíp qua kênh này. Để thực hiện tra cứu người dân cần có tài khoản đăng nhập Cổng dịch vụ công được cấp bởi Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đối với công dân đã có tài khoản đăng nhập có thể thực hiện các bước tra cứu CCCD theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/

Người dùng thực hiện việc đăng nhập vào tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia cá nhân tại mục đăng nhập ở góc trên bên phải của màn hình. Lưu ý để đăng nhập thành công, hệ thống sẽ gửi 1 mã OTP xác thực người dùng qua tin nhắn điện thoại sử dụng để đăng ký tài khoản.

Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tại giao diện chính của Cổng dịch vụ công, bạn nhấn chọn mục Thông tin và dịch vụ (1) sau đó chọn Tra cứu hồ sơ (2) để tiến hành kiểm tra tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp như hướng dẫn.

 Chức năng tra cứu hồ sơ (2) trên cổng dịch vụ công.

Bước 3: Người dùng cần điền các thông tin tra cứu gồm mã hồ sơ và mã bảo mật vào ô tương ứng.

Nhập thông tin tra cứu căn cước công dân gắn chip

Người dùng điền thông tin đầy đủ và chính xác vào các trường thông tin theo yêu cầu tra cứu - (*) là trường bắt buộc

(1) Đối với mã hồ sơ: Bạn kiểm tra trên giấy hẹn trả kết quả của công an huyện nơi bạn đăng ký làm căn cước công dân là dãy số nằm dưới mã vạch.

Mã hồ sơ được ghi trên giấy hẹn kèm mã vạch

(2) - Mã bảo mật là dãy số nằm cạnh bên phải mã bảo mật. Dãy số này không cố định mà sẽ thay đổi theo mỗi phiên giao dịch.

(3) - Hoàn tất 2 mục trên bạn bấm chọn "Tra cứu"

Bước 4Sau khi nhấn chọn “Tra cứu” hệ thống sẽ trả kết quả thông báo tình trạng làm CCCD gắn chip của công dân. Căn cứ vào kết quả này bạn có thể biết được tình trạng cấp thẻ CCCD của mình và chủ động liên hệ để sớm nhận thẻ khi đã làm xong.

Lưu ý với cách tra cứu này người dân cần biết mã hồ sơ trên giấy hẹn. Tuy nhiên, theo phản ảnh nhiều người dân không được cấp giấy hẹn trong quá trình làm thẻ CCCD gắn chip. Lúc này người dân cần chủ động đến trụ sở làm việc của cơ quan công an để nhận lại thẻ căn cước điện tử khi đã nắm được tính hình thẻ CCCD.

Cách 3: Tra cứu căn cước công dân qua ứng dụng Zalo

Công dân tra cứu đăng nhập vào ứng dụng Zalo, tại mục tìm kiếm, bạn tìm trang Zalo chính thức của Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật xã hội/ Công an quận/huyện/thành phố nơi công dân thực hiện cấp đổi thẻ CCCD gắn chíp điện tử.

Nếu tìm kiếm mà có trang Zalo của Công an (nơi bạn làm thẻ CCCD) thì bạn nhấn chọn "Quan tâm" để kết nối.

Tại mục thông tin chung bạn tìm kiếm chức năng tại phần "Dịch vụ" nếu có mục Tra cứu CCCD bạn có thể bấm chọn vào đó và làm theo hướng dẫn như ảnh bên dưới:

Kết quả tra cứu sẽ cho biết tình trạng thẻ CCCD gắn chíp của công dân. Đối với trường hợp đã xong thẻ công dân sẽ nhận được thông báo kèm thông tin để người dân có thể liên hệ đến lấy trực tiếp, nếu người dân đăng ký nhận thẻ qua hình thức chuyển phát nhanh qua bưu điện thì bưu điện sẽ gửi thẻ đến đia chỉ mà người dân đã cung cấp.

Trường hợp thẻ CCCD gắn chíp của bạn làm chưa xong bạn sẽ nhận được thông báo "không tìm thấy thông tin của bạn trên hệ thống" từ hệ thống trả về.

Cách tra cứu này hiện nay đã không còn hiệu quả do tiện ích này đã được gỡ bỏ trên hầu hết các trang Zalo của cơ quan công an tại địa phương.

Cách 4: Tra cứu tình trạng thẻ CCCD qua facebook

Hiện nay, trang facebook chính thức của trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (có tích xanh) được mở công khai để người dân có nhu cầu tra cứu thẻ căn cước công dân làm xong chưa có thể gửi tin nhắn đến trung tâm để được hỗ trợ tra cứu thông tin về thẻ căn cước công Dân. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang facebook của Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ttdldc

Bước 2: Bạn Nhấn vào mục "Nhắn tin" và 1 chatbox sẽ xuất hiện bạn chọn tiếp vào mục tin nhắn tự động "Tôi đã làm CCCD từ lâu nhưng chưa nhận được có thể giúp tôi tra cứu không?" lúc này hệ thống sẽ gửi cho bạn các thông tin cần thiết để phục vụ việc tra cứu bao gồm:

Bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin để Page có thể hỗ trợ nhé:

1. Họ tên: Hoàng Đức D

2. Ngày tháng năm sinh: 7/10/1996

3. Số cmnd/cccd: 03330xxx2074

4. Nơi thường trú (xã/huyện/tỉnh): Số 132, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.

5. Ngày làm CCCD: 22/10/2023

6. SĐT:0947xxx9999

Bạn nhập đầy đủ các thông tin tương ứng theo hướng dẫn kèm thêm ngày hẹn trả CCCD và ảnh chụp "Giấy hẹn trả Căn cước công dân". Nhấn enter để gửi tin nhắn và bạn đợi kết quả tra cứu trả về từ Trung tâm.

 5. Quên số định danh cá nhân VneID thì phải làm sao ?

VNeID được viết tắt bởi cụm “Việt Nam Electronic Identification” là một ứng dụng định danh điện tử được phát triển bởi Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Dân cư thuộc Bộ Công an Việt Nam.Ứng dụng này cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính, xác minh thông tin nhanh hơn mà không cần phải mang theo giấy tờ bản cứng, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian.

Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại => Chọn Quên mật khẩu.


Bước 2: Nhập số định danh cá nhân (số thẻ CCCD) và số điện thoại (ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ) của bạn => Nhấn Gửi yêu cầu.

 

Bước 3: Tại đây, bạn nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp thẻ CCCD => Nhấn Tiếp tục.



 

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại của bạn.(phần tin nhắn văn bản)

Bước 5: Thiết lập lại mật khẩu mới => Chọn Xác nhận.

Lưu ý: Mật khẩu mới phải từ 8 – 20 ký tự, có bao gồm số, chữ viết hoa, chữ viết thường và có ít nhất ký tự đặc biệt !@#$^*()_

Ví dụ: Nhoquan@123 chữ "N" viết hoa

Cách Lấy Lại Mật Khẩu VNeID Bằng CCCD

Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại => Chọn Quên mật khẩu => Chọn Xác thực NFC bằng thẻ CCCD gắn chip => Nhấn Gửi yêu cầu.


Bước 2: Đưa điện thoại lại gần CCCD để đọc thông tin trên con chip => Nhập mã xác thực và đổi lại mật khẩu mới là xong.

 

6. Tài khoản định danh cấp độ 2 là gì ? 

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 là tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Danh mục thông tin quy định tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin quy định tại Điều 7, Nghị định 59/2022/NĐ-CP, gồm:

- Thông tin cá nhân:

+ Số định danh cá nhân;

+ Họ, chữ đệm và tên;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính.

- Thông tin sinh trắc học:

+ Ảnh chân dung;

+ Vân tay.

* Giá trị sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2

- Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

- Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

- Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

* Các bước đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 với người đã có căn cước công dân gắn chíp

- Công dân đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.

- Công dân xuất trình thẻ CCCD gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

- Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

- Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 với người chưa có căn cước công dân gắn chíp

Nếu công dân chưa có CCCD gắn chíp thì cơ quan công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ CCCD.

(Khoản 2, Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)

·       Tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà được không?

Theo Điều 14, Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam thì:

- Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 thông qua ứng dụng VNeID.

- Công dân không thể tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

 7. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể dùng thay căn cước công dân không?

    Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như sử dụng CCCD trong các giao dịch, thủ tục yêu cầu xuất trình thẻ căn CCCD; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

     Đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

     Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

    Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

     Người dân có thể xuất trình thông tin định danh điện tử (qua ứng dụng VNeID) để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính cũng như các giao dịch dân sự thay căn cước công dân gắn chip như hiện nay.

Những điều cần lưu ý khi đã có tài khoản định danh điện tử

    * Để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần đặc biệt lưu ý:

- Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.

- Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.

- Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức, thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.

     Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách:

- Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.

- Liên hệ cơ quan Công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.

 

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá