Họ 4 đời có được lấy nhau không?

300

          Anh em đến đời thứ 4 trong dòng họ có được kết hôn không? Kết hôn cận huyết đời thứ 4 sinh con có bị dị tật không? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

(Anh em đến đời thứ 4 có được kết hôn không?)

Họ 4 đời có được lấy nhau không?

1. Họ 4 đời có được đăng ký kết hôn không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 17 và khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về kết hôn cùng dòng họ cụ thể như sau:

“17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Ngoài ra, điểm d, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình cụ thể như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

…”

Theo những quy định trên thì pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cấm việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời nhằm đảm bảo khuôn khổ đạo đức thuần phong mỹ tục cũng như sức khỏe của con cái sau khi sinh ra.

Như vậy, trong trường hợp quan hệ huyết thống 4 đời thì không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Dù quan hệ huyết thống 4 đời không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn, chủ thể đăng ký kết hôn vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Nếu đáp ứng đủ điều kiện trên, hai bạn có thể đến ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

(Điều kiện họ 4 đời kết hôn theo quy định pháp luật)

3. Thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

Bước 3: Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

4. Tại sao lại quy định việc cấm kết hôn trong phạm vi ba đời?

Có nhiều nguyên do khác nhau để pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có thể liệt kê một số nguyên nhân như:

- Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.

- Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi ba đời) sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toán để đảm bảo được tính toán để đảm bảo phù hợp về mặt di truyền, để bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước.

5. Kết hôn cận huyết đời thứ 4 sinh con có bị dị tật không?

          Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình không cho phép kết hôn, chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trường hợp là đời thứ 4, về pháp luật thì được công nhận nhưng kết hôn cận huyết thống sẽ làm tăng nguy cơ dị tật, bất thường cho thế hệ tiếp theo.

Đánh giá

0

0 đánh giá