Giáo án PowerPoint Ước lượng tính lớp 4 | Cánh diều

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính Cánh diều theo mẫu Giáo án POWERPOINT chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án PPT Toán 4. 

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | PPT Toán lớp 4 Cánh diều

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | PPT Toán lớp 4 Cánh diều

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | PPT Toán lớp 4 Cánh diều

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | PPT Toán lớp 4 Cánh diều

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | PPT Toán lớp 4 Cánh diều

................................

................................

................................

Giáo án Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách ước lượng tính (cộng, trừ, nhân, chia) bằng kĩ thuật làm tròn số.

- Vận dụng được vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết ước lượng tính để giải quyết vấn đề.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập.

- SGK, phiếu học tập.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến ước lượng tính (cộng, trừ, nhân, chia) bằng cách làm tròn số.

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV viết bài toán nhằm ôn lại cách làm tròn số.

Ví dụ: Chọn đáp đúng:

a) Số mà sau khi làm tròn đến hàng chục được số 80 là:

A. 89

B. 76

C. 87

D. 85

b) Số mà sau khi làm tròn đến hàng nghìn được số 7 000 là:

A. 60 836

B. 608 306

C. 6 836

D. 68 306

- GV tuyên dương các HS phát biểu tích cực.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc về cách làm tròn số. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu ứng dụng của làm tròn số trong tính toán ở “Bài 47: Ước lượng tính

- HS giơ tay phát biểu kết quả lựa chọn đáp án của mình và giải thích lí do chọn phương án đó.

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Biết cách ước lượng tính (cộng, trừ, nhân, chia) bằng kĩ thuật làm tròn số.

b. Cách thức tiến hành:

GV chiếu hình ảnh khởi động:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | Cánh diều

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin rồi chia sẻ, thảo luận với bạn cùng nhóm: Câu hỏi đặt ra là “Lớp 4A đã sưu tầm được tổng cộng khoảng bao nhiêu tấm thiêp hoa thược dược và tấm thiệp hoa hồng?”.

- GV giúp HS thảo luận tìm kiếm giải pháp:

+ Làm tròn các số 34 và 67 đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của tổng.

+ Vậy tổng 34 + 67 có kết quả ước lượng là: 30 + 70 = 100.

- GV nêu một số ví dụ đơn giản khác để HS củng cố cách làm.

Ví dụ: Làm tròn các số 35 và 29 đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của tổng.

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.

- HS chia sẻ với nhau cách ước lượng tổng.

- HS chú ý nghe, suy nghĩ cách làm và thực hiện tính toán kết quả.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Biết cách ước lượng tính (cộng, trừ, nhân, chia) bằng kĩ thuật làm tròn số.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

a) Làm tròn các số hạng đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của các tổng sau: 52 + 27, 86 + 98, 73 + 56.

b) Làm tròn các số hạng đến hàng trăm rồi ước lượng kết quả của các tổng sau: 472 + 326, 623 + 401, 359 + 703.

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện làm tròn các số theo yêu cầu rồi ước lượng kết quả của tổng.

- Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị phiếu học tập để HS điền vào bảng.

Phiếu học tập có dạng:

a)

Tổng

52 + 27

86 + 98

73 + 56

Làm tròn các số hạng đến hàng chục

     

Ước lượng kết quả của tổng

     

b)

Tổng

472 + 326

623 + 401

359 + 703

Làm tròn các số hạng đến hàng trăm

     

Ước lượng kết quả của tổng

     

- GV thu phiếu học tập, nhận xét, chữa bài, lưu ý HS các lỗi khi làm tròn, ước lượng số.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Bảng sau cho biết số người đến tham quan một hội chợ trong ba ngày thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai:

Ngày

Thứ Bảy

Chủ nhật

Thứ Hai

Số người

5 826

4 770

3 125

Hãy làm tròn số đến hàng nghìn rồi tính xem có khoảng bao nhiêu người đến tham quan hội chợ trong ba ngày đó.

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện làm tròn, ước lượng số theo yêu cầu.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Làm tròn các thừa số đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của các tích sau (theo mẫu):

Mẫu:

a) Xét tích 27 x 6

Làm tròn số 27 đến hàng chục ta được số 30.

Vậy tích 27 x 6 có kết quả ước lượng là: 30 x 6 = 180.

b) Xét tích 62 x 49

Làm tròn các số 62 và 49 đến hàng chục ta được các số 60 và 50.

Vậy tích 62 x 49 có kết quả ước lượng là: 60 x 50 = 3 000.

87 x 3

19 x 8

81 x 92

578 x 54

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, phân tích mẫu, tính nhẩm rồi viết kết quả của phép tính.

- GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV mời một số cặp đọc kết quả bài làm của mình.

- GV nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Cô Hà có 100 000 đồng và dự định mua: kem đánh răng 29 000 đồng, dầu gội đầu 41 800 đồng, sữa tắm 37 500 đồng. Hãy làm tròn từng giá tiền đến hàng nghìn và ước lượng xem cô Hà có đủ tiền mua các mặt hàng trên không.

Giáo án Toán lớp 4 Bài 47: Ước lượng tính | Cánh diều

- GV có thể thiết kế phiếu mua hàng để phát cho từng HS (hoặc nhóm HS) như sau:

Mặt hàng

Bảng giá

Giá tiền làm tròn đến hàng nghìn

Kem đánh răng

29 000 đồng

?

Dầu gội đầu

41 800 đồng

?

Sữa tắm

37 500 đồng

?

Tổng tiền

 

?

- GV thu phiếu mua hàng và nhận xét, chữa bài.

- Nếu có thời gian, GV tổ chức cho HS làm quen với việc “tiêu dùng thông minh” như việc bước đầu làm quen với giáo dục tài chính, bao gồm một số yếu tố như:

+ Dự kiến mua gì, số lượng bao nhiêu?

+ Ước lượng số tiền phải trả.

+ Kiểm tra xem có đủ tiền không.

+ Điều chỉnh dự kiến.

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

a)

Tổng

52 + 27

86 + 98

73 + 56

Làm tròn các số hạng đến hàng chục

50 và 30

90 và 100

70 và 60

Ước lượng kết quả của tổng

80

190

130

b)

Tổng

472 + 326

623 + 401

359 + 703

Làm tròn các số hạng đến hàng trăm

500 và 300

600 và 400

400 và 700

Ước lượng kết quả của tổng

800

1 000

1 100

- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Kết quả:

Ngày

Thứ Bảy

Chủ nhật

Thứ Hai

Số người

5 826

4 770

3 125

Làm tròn số đến hàng nghìn

6 000

5 000

3 000

Ước lượng số người đến tham quan hội chợ trong cả ba ngày là:

6 000 + 5 000 + 3 000 = 14 000 (người)

- HS hoạt động cặp và hoàn thành bài tập.

- Kết quả:

+ Tích 87 x 3 có kết quả ước lượng là: 90 x 3 = 270

+ Tích 19 x 8 có kết quả ước lượng là: 20 x 8 = 160

+ Tích 81 x 92 có kết quả ước lượng là: 80 x 90 = 7 200

+ Tích 578 x 54 có kết quả ước lượng là: 600 x 50 = 30 000

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Mặt hàng

Bảng giá

Giá tiền làm tròn đến hàng nghìn

Kem đánh răng

29 000 đồng

29 000 đồng

Dầu gội đầu

41 800 đồng

42 000 đồng

Sữa tắm

37 500 đồng

38 000 đồng

Tổng tiền

 

109 000 đồng

→ Cô Hà chỉ có 100 000 đồng nên không đủ tiền để đồng thời mua các mặt hàng trên.

................................

................................

................................

Xem thêm các bài giảng điện tử Toán lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án PPT Bài 46: Luyện tập chung (trang 102, 103)

Giáo án PPT Bài 47: Ước lượng tính

Giáo án PPT Bài 48: Luyện tập (trang 106, 107)

Giáo án PPT Bài 49: Biểu thức có chứa chữ

Giáo án PPT Bài 50: Em ôn lại những gì đã học trang 111

Giáo án PPT Bài 51: Em học vui toán trang 113

Để mua Giáo án PPT Toán lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá