Soạn bài Con gà thờ (Ngô Tất Tố) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

1.9 K

Tài liệu soạn bài Con gà thờ (Ngô Tất Tố) Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Con gà thờ (Ngô Tất Tố)

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 100 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Bạn cho biết tục thờ cúng thường gắn với thái độ, tình cảm gì?

Trả lời:

Tục thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam. Nó kết hợp ý thức về tổ tiên và tình cảm biết ơn, tưởng nhớ đối với cội nguồn, quá khứ. Dưới góc độ nghi lễ, thờ cúng là việc thực hành một loạt động tác như khấn, vái, quì, lạy của người gia trưởng, tộc trưởngThờ cúng tổ tiên thể hiện sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thực hiện theo quy định của quan niệm, phong tục và tập quán của từng cộng đồng, dân tộc.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Chú ý nhận định: “đáng lẽ cũng là bậc sướng”.

- “Đáng lẽ”: Đây là một cụm từ chỉ sự mong đợi hoặc kỳ vọng. Nó ám chỉ rằng có một điều gì đó nên xảy ra, nhưng không thực sự đã xảy ra.

- “Cũng là bậc sướng”: Đây là phần thể hiện sự phân vân và suy ngẫm. Nó cho thấy rằng mặc dù không phải lúc nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nhưng thực tế là có những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống.

2. Suy luận: Việc cung cấp các thông tin liên quan đến tục lệ “lên lão” trong đoạn này có tác dụng gì đối với thiên phóng sự?

Giúp người đọc hình dung đầy đủ thông tin về tục lệ lên lão, tăng tính chân thực hấp dẫn cho việc lên lão.

3. Theo dõi: Câu này là lời kể hay lời nhận xét, bình luận?

Câu này là lời bình luận

4. Suy luận: Các chi tiết trong đoạn này thể hiện điều gì trong cách đối xử với gà và với người của nhân vật “ông chủ”?

Ông chủ quan tâm đối đãi với con gà còn hơn cả con người – mẹ của ông.

5. Suy luận: Việc tác giả thuật lại một cách chi tiết cách luộc nhà nhằm mục đích gì?

Giúp cho thiên phóng sự chân thực và hấp dẫn hơn qua cách luộc gà độc đáo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Tác phẩm Việc làng xoáy sâu vào vấn đề ăn uống, tiền bạc của tầng lớp nông dân, kể cả những kẻ có chức dịch ở vùng nông thôn Bắc Bộ để lột tả hết sự tréo ngoe và khổ cực trong cuộc sống của chính họ.

Soạn bài Con gà thờ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc thể loại phóng sự?

Trả lời:

Dấu hiệu cho biết văn bản trên thuộc thể loại phóng sự là:

- Văn bản đã ghi lại những sự việc trong tục “lên lão” của một ngôi làng nọ, tục lệ này có liên quan đến tín ngưỡng của làng này. 

- Có số liệu xác thực về số cân nặng của con gà dùng để thờ cúng.

- Miêu tả hành động luộc gà rất độc đáo.

- Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh.

Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Liệt kê các sự việc chính theo trình tự được thuật lại trong văn bản.

Trả lời:

Các sự việc chính:

- Nhân vật “ông chủ" mua đôi gà cúng về để  làm tục lệ “lên lão"

- Nhân vật “ông chủ" chăm nuôi đôi gà cúng và yêu cầu mọi người trong gia đình phải gọi “gà" là “người"

- Đôi gà cúng sống sót qua trận gió bắc.

- “Ông chủ" nuôi gà theo phương pháp bào chế: luyện cám như luyện thuốc tễ và đem viên lại mỗi viên độ lớn bằng đầu ngón tay và mớm cho gà ăn

- Đôi gà lớn nhanh và đạt được số cân nặng đúng như ước mong của ông chủ khiến ông ta rất hài lòng, “ông chủ" cảm thấy mãn nguyện với tục “lên lão" của mình

Câu 3 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và nêu tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy.

Trả lời:

- Ngôi kể: thứ nhất

- Điểm nhìn: nhân vật trong văn bản

→ Tác dụng: Người kể chuyện xưng “tôi" đã trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua. 

Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Liệt kê một số ví dụ về lời miêu tả; lời kể; lời bàn luận – trữ tình của nhân vật “tôi” và nêu tác dụng của cách kết hợp miêu tả với trần thuật trong văn bản.

Trả lời:

- “Ở thôn quê, như vậy cũng là tiên cách. Quan bất phiền, dân bất nhiễu, suốt năm lúc nào cũng ung dung.”

→ Nhân vật “tôi" bàn luận về “ông chủ"

- “Đôi gà mới lạ làm sao! Nó lớn bằng con chim câu và trọc lông lốc như đầu ông sư. Từ cổ đến đuôi toàn là thứ thịt đỏ hỏn, lơ thơ điểm ít sợi lông tơ. Mỗi con ở hai vút cánh, đều có hai cái lông cánh lớn bằng vảy ốc và cong vểnh lên như miếng cau khô để ngửa.”

→ Nhân vật “tôi" miêu tả, kể và bàn luận về sự lạ lùng của đôi gà cúng

Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu ít nhất hai ví dụ về chi tiết, sự kiện hiện thực và thái độ, đánh giá của người viết đối với các chi tiết đó.

Trả lời:

“Mỗi con gà đó, từ cổ đến chân có thể cao đến gần hai thước, hai cánh của nó cũng phải đến hơn một thước, tôi không hiểu rằng luộc vào nồi nào cho vừa, nhưng vẫn yên lặng để xem họ làm ra sao.”

→ Thái độ tò mò, muốn quan sát cách luộc con gà cúng của người viết

“Nửa đêm, cả sáu nồi nước đều sủi. Người ta liền bưng cả hai mâm gà xuống đó. Dưới hai ngọn đèn dây sáng như ban ngày, năm sáu cái gáo chĩa vào các nồi múc nước giội từ đầu gà trở xuống. Và cứ giội luôn như thế không lúc nào ngươi, hết nồi nước ấy, họ lại nấu nồi nước khác, trong bếp không lúc nào không sẵn nước sôi. Giội đến gần sáng thì gà vừa chín. Té ra cái kiểu luộc gà của họ là vậy."

→ Quá trình luộc con gà cúng

Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo và thông điệp của văn bản.

Trả lời:

- Chủ đề: lên án hủ tục cổ hủ của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

- Cảm hứng chủ đạo: lên án, phê phán, chế giễu

- Thông điệp: tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua còn thua lệ làng", tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê và gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc, quý giá.

Câu 7 (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả (sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, thủ pháp miêu tả, trần thuật, cách sắp xếp sự kiện chi tiết, ngôn ngữ,…) trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.

Trả lời:

Cách khai thác các tuyến nhân vật, các sự kiện, ngôi kể, điểm nhìn, cách tố cáo, phê phán… trong Con gà thờ hoàn toàn mới. Phóng sự Con gà thờ vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh về những tồn tại tiêu cực nơi làng quê Việt Nam trong một thời gian rất dài và đến tận ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Từ đó, nhà văn đưa ra thái độ phủ định gần như triệt để nhiều mặt tiêu cực của xã hội lạc hậu. Ông đặt ra vấn đề rằng, phải gấp rút cải tạo bộ mặt của làng quê Việt và giải phóng người nông dân khỏi chế độ phong kiến và ý thức hệ phong kiến thối nát.

* Bài tập sáng tạo

Câu hỏi (trang 107 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Vẽ một bức tranh về con gà thờ hoặc viết một đoạn văn (độ dài 200 chữ), thể hiện suy nghĩ của bạn về nhân vật ông chủ con gà thờ.

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Soạn bài Con gà thờ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Con gà thờ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhân vật ông chủ con gà thờ trong câu chuyện “Con gà thờ” của Ngô Tất Tố là người mê tín dị đoan, coi trọng việc cúng bái hơn là chăm sóc người mà đẻ ra chính bản thân mình. Ông ta mải chạy theo hủ tục, lệ làng lạc hậu, có thể thấy rõ qua việc ông ta đối xử với con gà và với bà mẹ của mình. Qua nhân vật và câu chuyện tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua còn thua lệ làng", tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê và gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc, quý giá.

Bài mẫu 2:

Con gà thờ là tác phẩm đặc tả những hủ tục xưa cũ. Trong đó, nhân vật ông chủ con gà thờ là nhân vật trung tâm. Những người dân có tư tưởng bị trói buộc như con trâu cọc sau lũy tre làng. Trăm năm bám rễ với những tư tưởng hủ lậu khiến họ chẳng dám dứt mình ra vì sợ bị coi khinh. Nếu như người ta không còn khổ sở vì bị lệ làng chèn ép thì lại tự làm khổ mình vì kèn cựa với những người xung quanh. Cỗ nhà anh to, cỗ nhà tôi sẽ phải to hơn. Ông chủ con gà thờ mải mê với việc phải nuôi đôi gà cúng nhà mình, chăm lo cho nó từng bữa ăn đến giấc ngủ đến nỗi quên mất người mẹ già đang ốm nặng. Ông ta mải mê chạy theo những cái danh phù phiếm mà quên mất nhìn vào những giá trị cốt lõi bên trong. Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình để vạch ra những án nạn ở chốn cửa Khổng sân Trình, cụ phê phán tâm lý háo danh một cách tiêu cực của dân làng nhưng không vì thế mà lên án một cách phiến diện. Không chỉ là phê phán, cụ còn cảm thông với người dân, chỉ ra gốc rễ của những tư tưởng cổ hủ đó và vạch mặt những kẻ đã gây ra cảnh khổ cho họ.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 98

Con gà thờ (Ngô Tất Tố)

Trên những chặng đường hành quân (Nguyễn Văn Thạc)

Ngõ Tràng An (Vân Long).

Thực hành tiếng Việt trang 112

Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng)

Đánh giá

0

0 đánh giá