Văn bản Con gà thờ - Ngô Tất Tố - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Con gà thờ Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Con gà thờ lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Con gà thờ - Ngữ văn 12

I. Tác giả Ngô Tất Tố

Văn bản Con gà thờ - Ngô Tất Tố - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

- Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch.

- Ông nổi tiếng với tiểu thuyết Tắt đènLều chõng và phóng sự Việc làng.

II. Tìm hiểu văn bản Con gà thờ

1. Thể loại

- Tác phẩm Con gà thờ thuộc thể loại: Phóng sự.

2. Xuất xứ

- In trong Việc làng, Ngô Tất Tố, NXB Hội nhà văn, 2022, tr.83 – 95.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Tóm tắt con gà thờ

Đoạn trích nói về nhân vật “ông chủ” mua đôi gà về để làm tục lệ “lên bão”, ông chăm nuôi đôi gà cúng và yêu cầu mọi người trong gia đình phải gọi “gà” là “người”. Đôi gà cúng sống sót qua trận gió bắc. Sau đó, “ông chủ” nuôi gà theo phương thức bào chế, bằng cách luyện cám như luyện thuốc tễ và đem viên lại mỗi viên độ lơn bằng đầu ngón tay và mớm cho gà ăn. Đôi gà ấy lớn nhanh như thổi và nhanh chóng đạt được số cân nặng đúng như mong ước của ông khiến ông ta rất hài lòng. Ông cảm thấy mãn nguyện, sung sướng với tục “lên lão” của mình. Qua đó, thể hiện những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu và tâm trí những nông dân cần cù, chất phác, họ xem đó là điều hiển nhiên cần phải thực hiện.

5. Bố cục Con gà thờ

- Phần 1 (từ đầu đến … “đại khái có vậy”): giải thích nhận định “đáng lẽ cũng là bậc sướng”.

- Phần 2 (tiếp theo đến … “vui như tết”): cách nhân vật “ông chủ” đối xử với gà và với người.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Tục “lên lão” của nhân vật “ông chủ”.

6. Giá trị nội dung

- Kể lại quá trình hai năm ròng rã chọn gà, nuôi gà và chăm sóc gà của ông chủ nhà trọ làng Vũ Đại chuẩn bị cho lễ cúng “lên lão”.

- Phê phán, mỉa mai thói mê tín dị đoan cùng những hủ tục lạc hậu ở làng quê.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.

- Sử dụng ngôi kể và điểm nhìn chân thực giúp tăng độ tin cậy của câu chuyện.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Con gà thờ

1. Sự kiện

- Văn bản viết về sự việc có thật ở làng quê Việt Nam trước kia, tục lễ thần khi “lên lão”. Sự kiện lễ thần của ông chủ nhà trọ được miêu tả qua nhiều chi tiết tập trung chủ yếu vào việc ông nuôi gà thờ trong 2 năm.

- Các chi tiết hiện thực được tái hiện bao gồm: mua gà, chọn gà đến nuôi và chăm sóc gà đặc biệt là khi gà ốm.

- Kết hợp cùng với thái độ đánh giá của người viết làm tăng tính xác thực của sự việc được miêu tả.

Con gà thờ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

2. Trình tự sự việc trong văn bản

- Các sự việc chính theo trình tự được thuật trong văn bản

+ Giới thiệu khái quát gia thế của ông chủ nhà trọ.

+ Chọn mua gà.

+ Nuôi và chăm sóc gà rất cẩn thận và thành kính.

+ Sự kiện gà ốm: Cùng lúc mẹ ốm nhưng ông chỉ chú tâm chăm sóc gà. Dân làng đến hỏi han chăm sóc gà nhưng không quan tâm gì đến mẹ ông chủ.

+ Đôi gà được chữa trị cầu khấn mạnh khỏe trở lại.

+ Luộc gà, đồ xôi chuẩn bị mừng “lên lão”.

3. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật

- Ngôi kể và điểm nhìn:

+ Ngôi thứ nhất bởi nhân vật xưng “tôi”. Nhân vật “tôi” tiến hành kể sự kiện, miêu tả cảnh vật, con người và thâm nhập vào suy nghĩ tâm trạng của nhân vật. Người kể không chỉ kể lại công việc nuôi gà mà còn thấu hiểu lo lắng khi gà bị ốm cũng như sự toại nguyện khi con gà thờ đạt 7kg.

+ Các tình tiết sự kiện đều từ điểm nhìn gần gũi của nhân vật “tôi”. Trong mối quan hệ giữa “tôi” và “ông chủ trọ”. Bên cạnh đó là điểm nhìn từ bên trong xuyên qua nội tâm, tâm trạng nhân vật.

=> Tác dụng: “Tôi” trong vai người kể chuyện đã mang đến cho tác phẩm một góc nhìn của người chứng kiến, giúp cho sự trình bày, đánh giá con người, đời sống trong tác phẩm vừa đáng tin cậy vừa phong phú và đa chiều.

IV. Đọc tác phẩm Con gà thờ

Con gà thờ

(trích Phóng sự Việc làm)

Nguyễn Tuân

Ở làng V.Đ, ông chủ nhà trọ của tôi đáng lẽ cũng là bậc sướng.

Dẫu không phải là tay cự phú, trong nhà cũng có gần sáu mẫu ruộng, một con trâu cái, một con lợn nái, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia, tiền bạc tiêu đâu sẵn đó, nếu chỉ bảy, tám chục đồng trở lại, dù là việc bất thình lình, cũng không phải vay của ai.

Gia đình lại rất đề huề. Trên thì bà mẹ gần tám mươi tuổi, vẫn còn sáng suốt, tỉnh táo, không loà, không điếc, cũng không lẫn lộn, dưới thì đàn con sáu đứa, trai có, gái có, đứa nào cũng ngoan ngoãn dễ bảo. Cái cô con gái đầu lòng mới mười lăm tuổi, mà đã bốn năm ông tổng”, ông bá muốn hỏi cho con. Bà vợ ông ấy chưa nhận lời ai, sợ rằng gả chồng cho cô này, công việc đồng áng sẽ không đủ người coi sóc.

Tuy cũng là nhà làm ruộng, nhưng mà quanh năm chỉ tối, ông ấy không hề phải đặt cày lên vai. Cho đến những lúc sớm cạn, mà ta, người ta đánh nhau vỡ đầu vì tranh nhau cái bàu tát nước, ông ấy cũng chỉ đủng đỉnh ra đồng với cái cuốc bổ để xem chỗ nào còn nước, chỗ nào hết nước, đâu nên cấy trước, đâu nên cấy sau, và anh thợ cày có chịu làm việc, hay chỉ ngồi hàng, ngồi quán. Ấy đó, công việc ông ấy đại khái có vậy.

Ở thôn quê, như vậy cũng là tiên cách". Quan bất phiền, dân bất nhiễu, suốt năm lúc nào cũng ung dung.

Nhưng mấy tháng gần đây, ông ấy lại rất vất vả. Chỉ vì có hai con gà. Năm đó, ông ta chẳng đã năm mươi nhăm tuổi à? Theo tục làng dó, dàn ông năm mươi sáu tuổi mới lên lão làng. Nhưng từ ba mươi tháng Một cái năm năm mươi nhăm tuổi, đã phải sửa một cỗ xôi và một con gà để đem ra đình lễ thần, rồi biểu dân. Cỗ xôi không quan hệ lắm, miễn được gạo trắng và dẻo, đóng vào đầy một chiếc quả “phù trang” của làng. Duy có con gà thì hơi cầu kì một chút.

Nó phải là thứ gà sống mã dỏ, chân vàng, vặt lông và luộc chín rồi, còn đủ bốn cân. Lệ làng định rõ như thế.

Thế nhưng ít ai chịu giữ đúng lệ. Người ta đua nhau tự tăng số cân ấy lên, ít nhất cũng là năm cần, nhiều thì có khi sáu cân, bảy cân, hễ gà càng lớn bao nhiêu, ông chủ càng được dân làng kính trọng bấy nhiêu. Nghe nói từ đời Thiệu Trị, Tự Đức

chỉ đó, có ông lão nuôi được con gà nặng bảy cân rưỡi, đến nay cả làng vẫn còn ca

tụng. Họ bảo ông đó đã hết lòng thành kính đối với quỷ thần, nhờ có quỷ thần phù

hộ, cho nên gà của ông ta mới lớn như vậy!

Dù chẳng dám mong nối gót được ông cụ ấy, nhưng ông chủ nhà trọ của tôi cũng vẫn cả quyết không chịu thua ai trong hồi gần đây. Hồi cuối năm kia, nghe nói ở dưới làng Hồ có giống gà tốt, ông ấy muốn mua, đã phải thân hành đến nơi để được tự mình kén chọn. Sau mười mấy ngày lăn lóc ở vùng Hồ, ông ấy vui mừng trở về với hai con gà con nhốt trong một chiếc lồng khiếu.

Đôi gà mới lạ làm sao! Nó lớn bằng con chim câu và trọc lông lốc như đầu ông sư. Từ cổ đến đuôi toàn là thứ thịt dỏ hơn, lơ thơ điểm ít sợi lông to. Mỗi con ở hai vút cánh, đều có hai cái lông cánh lớn bằng vảy ốc và cong vênh lên như miếng cau khô để ngửa.

Ông ấy báo với tôi rằng:

– Những nhà hà tiện thường chỉ nuôi có một con. Bởi vì lệ làng chỉ có một con. Nhưng mà con gà độ bốn, năm cân, tất nhiên phải nuôi trong khoảng hai năm trở ra, Giả sử nuôi đến nửa chừng, chẳng may nó chết, thì không thể nào mua đâu được nữa. Bởi vậy tôi phải mua phòng hai con. Nhờ giời, nếu có còn cả, thì, một con lễ đình, còn một con nữa tôi đem lễ chùa, chứ không dám bán mà cũng không dám để ăn. Vì rằng mình đã thành tâm nuôi về việc thờ, nếu đem bán hay để ăn, ấy là đắc tội với quỷ thần.

Tiếp đó, ông ấy lại khoe:

– Đôi gà này nếu đem bán cho, chẳng qua độ bốn, năm hào một con. Họ thấy mình chuốc, nên họ bóp mắt, bóp mũi. Tôi phải trả một đồng một con họ mới chịu bán. Tuy vậy, kể cũng không đắt. Giống gà này quý lắm. Nó mới bỏ mẹ mà đã lớn bằng bấy nhiêu. Nếu khéo nuôi, sau này có thể lớn bằng con ngỗng.

Luôn bữa đó, ông ta sửa lễ ra đình để trình với “đức thượng đẳng” là mình đã mua được gà, rồi đem cả đôi quý vật thả vào nếp chuồng ở đầu nhà trên.

Chuồng ấy, ông ta làm riêng để nhốt gà thờ, cũng mới hoàn thành độ một tháng trước. Cửa chuồng ngoảnh về phía nam. Cậm chuồng xây gạch làm bức tường con, để giữ rắn, chuột. Quanh chuồng lại có bốn bức rào bằng phên nứa, ngăn hẳn khu đất đầu nhà thành cái vườn vuông, để làm chỗ cho gà ăn... chơi.

Ròng rã gần hai năm nay, những việc lấy nước cho gà uống, tung thóc cho gà ăn và sớm mai mở cửa cho gà ra vườn, chiều tối bắc cầu cho gà lên chuồng, đều do tự tay ông ấy làm lấy, không dám giao cho người nào, vì sợ người khác làm không cẩn thận. Trừ ra cái việc hai ngày một lần múc nước, quét rửa chuồng gà thì anh thợ cày được thay.

Hồi cuối năm ngoái, một trận gió bắc nổi lên giữa khi ấm áp, đã gây cho làng V. Đ cái nạn gà toi. Ông ấy lập tức sai vợ sửa cái sỏ lọn và một mâm xôi làm lễ ra đình, để cúng các đấng “bộ hạ”, khấn ngài phù hộ cho gà nhà mình. Sau đó, bao nhiêu gà của làng ấy chết hết. Riêng đôi gà này vẫn được mạnh khoẻ như thường. Ông ấy cho là các đấng “bộ hạ” thiêng lắm.

Đúng như ông ấy ước mong. Đội gà mỗi ngày mỗi thấy chóng lớn như thổi. Trong hơn một năm nó đã xù xù như hai con công. Lông đẹp, cánh đẹp, ống chân bóng nhoáng như ngà, tiếng gáy ở ổ như tiếng còi tàu thuỷ. Nhưng cả hai con đều gầy như hạc.

Ông ấy cắt nghĩa như vậy:

– Cái phép nuôi gà cũng như nuôi lợn, lúc nó còn non, phải hãm cho nó dùng béo, thì nó mới lớn. Nếu khi nó còn dạng lớn mà đã béo rồi, ấy là nó sẽ không lớn được nữa.

Thế rồi, bắt đầu từ cuối tháng Tám, cái tháng cách ngày “lễ thờ” độ một trăm ngày, công việc nuôi gà của ông ta bỗng thấy thay đổi khác hẳn.

Khu vườn của gà không dùng đến nữa. Sớm ra, ông ấy bắt gà ở chuồng xuống lồng, tối đến ông ấy bắt gà ở lồng lên chuồng. Trong tháng đầu, đồ ăn của gà đã xen thêm ngô, mỗi ngày bốn bữa, hai bữa ngô và hai bữa thóc. Từ tháng thứ hai trở đi, hai món ấy đều bị bãi cả, ông ta cho gà ăn cám.

Lúc đầu còn là cám nấu với gạo đổ vào chậu sành để gà tự mổ. Hình như nó cũng thấy ngấy không ăn được nhiều, nên sau lại phải dùng theo phương pháp bào chế. Ông ta luyện cám như luyện thuốc tế và đem viên lại mỗi viên lớn độ bằng đầu ngón tay. Đến bữa, ông ấy ngậm nước trong miệng, rồi ôm con gà vào lòng, một tay vành hai mỏ gà, một tay ấn viên cám vào. Sau khi đã móm cho nó hớp nước, ông ta sè sẽ lấy tay vuốt vào cổ nó, để cho viên cám từ từ trôi xuống dưới diều, mới lại bóp tiếp viên khác. Mỗi con gà, mỗi bữa độ vài chục viên, mỗi ngày độ chín, mười bữa, đều do ông ta tự làm, chứ không khiến ai. Thành ra suốt ngày, ông ấy chỉ quanh vào hai con gà mà không lúc nào được nghỉ.

Giữa lúc công việc túi bụi, bà mẹ ông ta lại bị ốm nặng, cả ngày chỉ nằm trên giường và rên hừ hừ. Tuy vậy, những việc cơm cháo, thuốc men cho bà cụ, ông ta giao mặc vợ con, vì mình không có thì giờ trông đến. Bà cụ hình như cũng biết thân mình không quan hệ bằng hai con gà, cho nên, mỗi khi thấy cháu gọi con lên buồng xem bà làm sao, bà ấy lại gạt ngay đi:

– Việc thờ không thể nói chơi. Cứ để thầy mày trông nom cho gà. Gọi lên làm gì!

Hôm ấy nhân bữa 25 tháng Một.

Theo lệ mọi ngày, ông chủ nhà trọ của tôi, vừa ở trên giường xuống đất, mắt nhắm, mắt mở, chạy luôn ngay ra trước chuồng gà để rước gà ra.

Quái lạ! Làm sao hôm nay một trong đôi gà có vẻ khác thường! Thả vào trong lồng, nó cứ rụt cổ mà đứng lù rù. Nhắc cái lồng ra, nó cũng không buồn của cậy.

Hoảng quá! Ông ấy vội bắt nó lên, để xem là chứng bệnh gì. Chung quanh thân thể không thấy vết tích gì hết. Riêng có cái diều cứng rắc và lớn chần chẫn như một quả bưởi.

Vừa ôm con gà, ông vừa gọi người nhà bung rổ cám ra để mình bón thử cho nó mấy viên. Nhưng mà nó không chịu nuốt, viên cám ấn vào trong mỏ, nó lại lắc đầu, lắc cổ cho bật ra.

Với vẻ mặt không còn sắc máu, ông ấy hầm hầm chạy xuống nhà khách sau khi thả con gà ấy vào lồng của nó. Rồi cơn thịnh nộ theo sự lo sợ nổi lên, ông ta bỏ cả cơm nước, gắt vợ gắt con, luôn miệng. Bởi vì, theo ý ông ấy, con gà bị bệnh là do vợ con ông ta đều không thành kính mà ra

– Đã bảo không được gọi “người” là “gà”, cả nhà không đứa nào nghe! Bây giờ còn năm hôm nữa thì được sửa lễ, nếu như “người” có làm sao, chúng bay còn khổ với ông! Ông thì tống cổ mẹ con nhà mày!

Cứ một câu ấy, ông ta nhắc đi nhắc lại đến mấy chục lượt. Các con đều phải nem nép không dám ho he. Hình như chúng cũng tự biết gọi gà là “gà” chính là một cái tội lớn.

Cho được chuộc lại cái lỗi ngạo mạn với gà, một lần nữa bà vợ ông ta lại phải đi chợ mua đồ cúng các bộ hạ của “đức thượng đẳng”. Trước khi đi, bà ấy dặn anh thợ cày ở nhà giã gừng hoà rượu, tẩy uế chuồng gà cho kĩ. Vì sợ chuồng không trai khiết, cho nên sinh ra thế chăng.

Tin tức truyền đi mới chóng làm sao! Bà này mới ra khỏi nhà độ mười lăm phút, họ hàng làng nước kéo đến hỏi thăm rất đông. Người nào, người ấy nét mặt ngơ ngác, giống như đứng trước một tai nạn lớn của người ruột thịt.

Giữa khi ấy, bà mẹ ông chủ nhà tôi ở nhà trên lại nổi con bệnh. Ngồi ở nhà dưới cũng nghe tiếng rên và tiếng “ối chào”. Nhưng không ai nhắc đến bà cụ. Người ta chỉ hỏi chứng bệnh con gà.

Có người bày cho ông ấy nên dùng tỏi tươi giã nhỏ mà bón cho nó. Ông ta nhất định không nghe, cho rằng tỏi tươi là vật uế tạp, nếu cho gà ăn, nó sẽ uế tạp lây đến con gà. Vả chăng, bà vợ ông ấy đã đi mua đồ cúng rồi, nếu lại chữa thuốc cho gà, thì ra mình không tin ở quý thần nữa ư! Phải cứ thành tâm tin ở quý thần, hễ ngài xuất về đi cho thì nó khắc khỏi. Ông ta đáp lại họ mạc, làng nước như vậy.

Nhưng mà ông ta đã bị thất vọng.

Buổi trưa hôm ấy, sau khi bà vợ ở chợ về nhà, đồ lễ đã được sửa soạn một cách hoả tốc, ông ta liền tự ra đình lễ bái và đã cầu khẩn thiết tha. Vậy mà bệnh tình của gà chẳng những không chút thuyên giảm, lại còn trầm trọng hơn nữa. Sáng ngày nó còn chịu đứng và chịu mở mắt, bây giờ chỉ nằm phục dưới đất, hai mắt nhắm nghiền, nước mũi chảy ra rành rạch.

Cả nhà đều luống cuống chỉ lo còn con gà nữa lại mắc bệnh nốt.

Cực chẳng đã, ông ấy phải dùng bài thuốc của người ta mách lúc nãy. Thì ra con gà đã mắc phải bệnh thương thực. Bởi tại hôm trước ông ta nhồi cám cho nó nhiều quá, tiêu hoá không kịp, diều nó trương lên. Từ lúc được ít tỏi tươi vào miệng, giúp sức cho sự tiêu hoá, hình như trong mình nó đã dễ chịu, cho nên thỉnh thoảng nó đã đứng dậy, đôi mắt có lúc mở to. Đến chiều hôm ấy, nó đã nhỏ nhẻ mổ vài hột gạo. Và sáng hôm sau thì nó ăn uống như thường. Trong nhà lúc ấy vui vẻ như tết.

Ông ấy lại phải sửa lễ ra đình để tạ các vị bộ hạ của “đức thượng đẳng”.

Thấm thoắt đến ngày 29 tháng Một.

Sáng sớm hôm ấy, sau khi ra chuồng thăm gà, ông ta liền sai người nhà quét dọn suốt cả nhà trên nhà dưới, rồi đi gánh nước đổ thêm vào bể.

Gần trưa, họ mạc, hàng xóm kéo vào tấp nập. Người ta chia nhau mỗi người đi làm một việc. Bà này rửa bát, bà kia rửa nồi, ông này kê bàn, ông kia kê phản, năm bảy ông khác vào chuồng bắt lợn làm thịt.

Chừng đến quá trưa, con lợn bị giết đã thành ra mấy chục mâm dấm ghém, là liệt bày khắp cả mấy toà nhà.

Họ hàng ăn xong bữa ấy, mặt trời đã xế về tây. Bấy giờ người ta bắt đầu lọ đến

việc thờ.

Những người làm giúp lúc này chia làm hai đội. Một đội sắp sửa quang gánh gánh mấy thúng gạo ra giếng để vo, vì sợ vo bằng nước bể hột gạo xám đi, sau này xôi sẽ không trắng. Còn một đội nữa thì đi dun nước để làm lông gà.

Gần tối, đôi gà đã vặt lông xong. Con nào con ấy màu da trắng nõn. Cả họ đều khen là béo và lớn.

Sau khi mấy anh con trai dùng dịp nhổ râu nhổ hết những sợi lông to ở đầu, ở cổ, ở quanh hai mỏ đôi gà, ông chủ nhà tôi quyết định để con bị ốm hôm nọ lễ chùa, còn con không ốm thì đem lễ đình, và tươi cười nói với mấy ông nhiều tuổi trong họ:

– Công việc nuôi gà của tôi thế là đã xong rồi. Bây giờ còn việc luộc gà xin mặc các cụ. Nếu luộc được khéo, cả họ nhà ta sẽ được tiếng khen.

Ô hay! Luộc gà chẳng qua đến bỏ vào nước mà đun là cùng, có sao, ông này lại nói như vậy? Hay là trong cái việc ấy ở đây còn có bí quyết gì chăng. Tôi đương tự hỏi như vậy thì một ông già trong đám dõng dạc đáp lời ông chủ tôi:

– Cái đó, cụ cứ yên tâm, chúng tôi sẽ bắt anh em làm cho thật khéo.

Rồi thì ông đó ngoảnh ra gọi bọn ít tuổi:

– Ai biết chẳng gà thì đem gà ra chằng đi.

Sau một tiếng dạ rất gọn, mấy anh con trai linh lợi bưng hai con gà đặt vào hai chiếc mâm đồng và để lên một cái bàn kê ở gian giữa. Rồi một người khác đem đến cho họ một bó thảnh trẻ và một cuộn dây gai.

Dùng tre làm cốt và dây quấn ngoài, họ buộc cho hai con gà ngỏng cổ, giương cánh, đứng trên mặt mâm. Rồi họ lấy những ruột non, ruột già và bộ dạ dày của nó chẳng từ đầu mỏ quặt sang hai cánh, làm cho con gà thành ra cái hình con phượng ngậm bức cuốn thư. Cả đám xúm lại ngắm nghía, ai nấy đều cho là được. Bấy giờ họ mới giục nhau dun nước luộc gà.

Mỗi con gà đó, từ cổ đến chân có thể cao đến gần hai thuốc, hai cánh của nó cũng phải đến hơn một thước, tôi không hiểu rằng luộc vào nồi nào cho vừa, nhưng vẫn yên lặng để xem họ làm ra sao.

Luôn trong một lúc thấy họ bắc bếp đến sáu chiếc nồi ba mươi, nổi nào nước cũng gần đầy đến miệng. Nửa đêm, cả sáu nồi nước đều sủi. Người ta liền bưng cả hai mâm gà xuống đó. Dưới hai ngọn đèn hai dây sáng như ban ngày, năm sáu cái gáo chĩa vào các nồi múc nước giội từ đầu gà trở xuống. Và cứ giội luôn như thể không lúc nào ngơi, hết nồi nước ấy, họ lại nấu nồi nước khác, trong bếp không lúc nào không sẵn nước sôi. Giỏi đến gần sáng thì gà vừa chín. Té ra cái kiểu luộc gà của họ là vậy. Chờ cho đôi gà đều nguội, họ cởi hết các dây chằng, đặt vào trong giữa mâm xôi rồi đem ra đình và đưa lên chùa.

Lễ xong, con gà của ông chủ nhà tôi cân được bảy cân. Ông ấy sung sướng bảo tôi:

– Đời tội như thế là mãn nguyện!

(In trong Việc làng, Ngô Tất Tố, NXB Hội Nhà văn, 2022, tr. 83 – 95)

V. Văn mẫu

Đề: Vẽ một bức tranh vẽ con gà thờ hoặc viết một đoạn văn (độ dài 200 chữ), thể hiện suy nghĩ của bạn về nhân vật ông chủ con gà thờ.

Soạn bài Con gà thờ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Con gà thờ | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhân vật ông chủ con gà thờ trong câu chuyện “Con gà thờ” của Ngô Tất Tố là người mê tín dị đoan, coi trọng việc cúng bái hơn là chăm sóc người mà đẻ ra chính bản thân mình. Ông ta mải chạy theo hủ tục, lệ làng lạc hậu, có thể thấy rõ qua việc ông ta đối xử với con gà và với bà mẹ của mình. Qua nhân vật và câu chuyện tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua còn thua lệ làng", tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê và gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc, quý giá.

Đánh giá

0

0 đánh giá