Soạn bài Tràng giang (Huy Cận) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

4.6 K

Tài liệu soạn bài Tràng giang (Huy Cận) Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tràng giang (Huy Cận)

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 13 Ngữ văn 12 Tập 1: Theo bạn, khi đứng trước cảnh trời nước mênh mông buổi hoàng hôn, con người thường dễ nảy sinh tâm trạng, nỗi niềm gì?

Lời giải:

Đó là cảnh hoàng hôn, báo hiệu kết thúc một ngày và thường con người sẽ cảm thấy man mác buồn khi bắt gặp cảnh này.

Đọc văn bản

Câu 1 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Bạn hình dung như thế nào về cảnh “nắng xuống, trời lên sâu chót vót?”

Lời giải:

Huy Cận đã vẽ nên một khung cảnh không gian ba chiều rộng lớn: có chiều cao (nắng xuống, trời lên), có chiều rộng (trời rộng) và cả chiều dài (sông dài), thậm chí là có cả độ “sâu”

Câu 2 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Những hình ảnh trong khổ thơ này bộc lộ tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

Lời giải:

Mang đậm cảm xúc về số phận lênh đênh chưa biết đi về đâu của con người, những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị và nó mang những lời thơ sâu lắng đem lại niềm tin yêu và những khoảnh khắc đáng nhớ trong con người, những hình tượng thơ mang màu sắc của thiên nhiên của dòng sông, những cánh bèo trôi dạt trên dòng sông diễn tả những số phận hẩm hiu không biết đi về đâu của tác giả, một khoảng không gian mênh mông sâu lắng, và những cảm xúc khó tả của con người, những tình cảm đó vẫn lặng lẽ, tiếp những bãi vàng, đó là những bãi cát trên biển xanh đó là những dòng sông rợp bóng mát.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.

Lời giải:

- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ. 

- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…(không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

Câu 2 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ

Lời giải:

- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông. 

→ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: 

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn. 

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ 

- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả. 

→ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

Câu 3 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình

Lời giải:

Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Câu 4 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng", “sông dài", các hình ảnh “thuyền", “củi" (khổ 1), “cồn nhỏ", “bến cô liêu", (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3), “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?

Lời giải:

Sự tương phản này cho ta thấy sự lạc lõng, tâm trạng buồn sầu của tác giả khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn như là cảm giác lạc lõng giữa cuộc đời không biết nên làm gì. Chính tác giả cảm nhận được con người quá nhỏ bé, không có sức kháng cự bất cứ điều gì đến từ tự nhiên.

Câu 5 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải:

- Chủ đề: nỗi buồn cô quạnh của nhà thơ trước một dòng sông mênh mông, xa vắng → lòng yêu nước thầm kín, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và niềm khát khao giao cảm với đời

- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tràng giang là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của một cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới.

Câu 6 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

Lời giải:

a. 

Trong khổ cuối có câu thơ “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi: 

Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lạ có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại. 

Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.

b. 

Tràng giang: Thơ bảy chữ

Hoàng Hạc lâu: thất ngôn bát cú đường luật

Câu 7 trang 14 Ngữ văn 12 Tập 1Bài thơ Tràng giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Lời giải:

- Phong cách lãng mạn

- Trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời.

Bài tập sáng tạo (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vẽ một bức tranh hay viết một đoạn văn thể hiện cảm nhận riêng của bạn về hình tượng “cánh chim chiều” trong Tràng giang hoặc “hạc vàng bay đi” trong Hoàng Hạc lâu.

Trả lời:

Khổ cuối bài thơ “Tràng giang” nói đến cảnh hoàng hôn buồn mà đẹp. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Soạn bài Tràng giang | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Tràng giang

Bài thơ là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

Bố cục Tràng giang

- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.

Nội dung chính Tràng giang

Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Tràng giang (Huy Cận)

Xuân Diệu (Hoài Thanh – Hoài Chân).

Thực hành tiếng Việt trang 17

Tiếng thu (Lưu Trọng Lư).

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Đánh giá

0

0 đánh giá