Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang
Đề bài: Vẽ một bức tranh hay viết một đoạn văn thể hiện cảm nhận riêng của bạn về hình tượng "cánh chim chiều" trong "Tràng giang".
Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang - Mẫu 1
Khổ cuối bài thơ “Tràng giang” nói đến cảnh hoàng hôn buồn mà đẹp. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.
Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang - Mẫu 2
- Đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình ảnh “cánh chim chiều” trong Tràng giang:
Có thể nói tư tưởng cũng như tâm tình của nhà thơ được gửi gắm qua khổ thơ này. Nét chấm phá “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng thêm sầu, thêm buồn hơn. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình hoá cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống.
Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang - Mẫu 3
Thôi Hiệu nhìn khói mà nhớ quá khứ, nhớ miền quê, nơi chôn rau cắt rốn. Nỗi sầu đậm sắc tố cổ xưa. Còn Huy Cận, đang ở quê nhà mình nhưng vẫn dâng lên nỗi nhớ nhà. Nhớ nhà có thể hiểu là nỗi nhớ về quốc gia đang mất chủ quyền, nỗi buồn mang tầm thời đại. Lòng quê ở đây nói lên nỗi nhớ quê hương với hai từ “gợn” cho ta bóng hình sóng đang ở bên cạnh, sóng cũng biết cũng nhớ hay tác giả đang nhớ về quê hương? Sự lên xuống của con sóng hay nỗi nhớ da diết của nhà thơ không chỉ một lần mà liên tục. Câu thơ muốn nói lên nỗi nhớ về quê hương tự do thanh bình của tác giả khi sống trong cảnh sông nước. Nhà thơ mượn từ “khói” trong thơ Thôi Hiệu để nói lên cảm xúc của mình, nếu nhà thơ nhìn khói mà nhớ nhà thì nhà thơ Huy Cận không có “khói” nhưng vẫn nhớ về mái ấm nơi chôn rau cắt rốn đã nuôi tôi khôn lớn. Huy Cận lại buồn trước cảnh vắng vẻ, những con sóng “gợn sóng” gợi nhớ quê hương nhưng lại chỉ thấy hư vô, Huy Cận một mình đối diện với cảnh trống vắng. Chính vì thế mà khát vọng được yêu thương và được gắn bó với đời là nguyện vọng của tác giả.
Bức tranh hoặc đoạn văn thể hiện cảm nhận về hình tượng cánh chim chiều trong Tràng giang - Mẫu 4
Câu thứ 4 “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tính đối thoại với một tình cảm quan niệm thơ đi trước cho ta nghĩ đến tiếng thơ của Thôi Hiệu:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Với Huy Cận không cần khói sóng nào cần đến tác dụng của ngoại cảnh mà vẫn nhớ quê hương, nỗi niềm thương nhớ luôn thường trực trong lòng người. Đó là cách bày tỏ tình cảm thật sâu sắc. Đứng trên quê hương, đất nước mà vẫn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đó là nỗi buồn sông núi của một trí thức yêu nước sống trong thân phận vong quốc nô, nỗi buồn của một thế hệ thanh niên yêu nước sống dưới thời Pháp đương thời. Bức tranh thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp kì vĩ mĩ lệ của khung cảnh trời chiều đậm màu sắc nhưng bức tranh quá rộng lớn làm đầy lên nỗi cô đơn nhớ thương khắc khoải của nhân vật trữ tình.