Lý thuyết GDCD 7 Bài 6 (Cánh diều 2024): Quản lí tiền

7.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền

1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

- Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

- Ý nghĩa: Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể:

+ Cân bằng tài chính hiện tại;

+ Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại;

+ Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Quản lí tiền giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại

2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Chia thu nhập thành những khoản nhỏ

Hình thành thói quen tiết kiệm

3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

- Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đinh và xã hội.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Học sinh tham quỹ “kế hoạch nhỏ”

Làm thiệp thủ công

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.

B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.

C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: D

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại là nhận định đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả.

Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

D. Cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: C

Giải thích: Nâng cao thu nhập hàng tháng không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả.

Câu 3. Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

A. Vay bạn bè xung quanh để mua.

B. Nói dối bố mẹ xin tiền hoc.

C. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.

D. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này để bản thân tự có tiền mà không phải xin bố mẹ thì em nên tiết kiệm tiền bố mẹ cho mỗi ngày một ít để đến khi nào đủ tiền thì mua chiếc áo em yêu thích.

Câu 4. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

A. kế hoạch chi tiêu.

B. chi tiêu tiền hợp lí.

C. quản lý tiền hiệu quả.

D. tiết kiệm tiền hiệu quả.

Đáp án: C

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

Câu 5. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

A. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.

B. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.

C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.

D. Anh K quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.

Đáp án: D

Giải thích: Anh K quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm là biểu hiện của việc chi tiêu hợp lí.

Câu 6. Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền.

B. Để tạo nguồn thu nhập, chúng ta cần làm việc.

C. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: A

Giải thích: Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền là nhận định sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả.

Câu 7. T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

A. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

D. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này, T nên lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

Câu 8. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm

A. tăng hiệu quả sử dụng tiền.

B. giảm tối đa mức độ chi tiêu.

C. nâng cao chất lượng hàng hóa.

D. đạt được mục tiêu như dự kiến.

Đáp án: D

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

Câu 9. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?

A. S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game.

B. Anh Q đầu tư vốn vào bất động sản.

C. Anh T kêu gọi vốn để kinh doanh.

D. X dùng số tiền tiết kiệm để mua xe đạp.

Đáp án: A

Giải thích: S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game là biểu hiện của việc chi tiêu không hợp lí.

Câu 10. Quản lý tiền hiệu quả sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. cân bằng tài chính hiện tại.

B. tăng thu nhập hàng tháng.

C. nâng cao đời sống vật chất.

D. nâng cao đời sống tinh thần.

Đáp án: A

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 11. Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là

A. xác định hàng hóa cần chi tiêu và sử dụng mọi cách để chi trả mua hàng hóa đó.

B. xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

C. đánh giá mức độ cần thiết của hàng hóa và sử dụng mọi cách để chi trả mua.

D. chi tiêu thỏa thích tùy vào khả năng thanh toán của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

Câu 12. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với
A. sở thích, mức lương, môi trường.

B. độ tuổi, sở thích và điều kiện.

C. môi trường, mức lương cần.

D. sở thích, độ tuổi làm việc.

Đáp án: B

Giải thích: Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Anh M dùng tất cả số tiền mình có để đi bài bạc.

B. H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.

C. Chị K thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

D. Chị M đi shoping thường xuyên mặc dù không cần thiết.

Đáp án: B

Giải thích: H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày là biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí.

Câu 14. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A.  Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí, thừa thãi.

B. Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết.

C. Tiết kiệm trước khi chi tiêu tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

D. Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích: Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả.

Câu 15. Khi làm ra tiền, con người sẽ biết

A. chi tiêu tiền phung phí.

B. mua sắm mọi thứ mình thích.

C. quý trọng tiền do lao động làm ra.

D. chi tiêu và sử dụng tiền theo ý muốn.

Đáp án: C

Giải thích: Khi làm ra tiền, con người sẽ biết quý trọng tiền do lao động làm ra.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Giữ chữ tín

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Đánh giá

0

0 đánh giá