Giải SGK GDCD 7 Bài 6 (Cánh diều): Quản lí tiền

10.6 K

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 6 từ đó học tốt môn GDCD 7.

Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Mở đầu trang 28 GDCD 7: Nhiều người chỉ nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền, nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả. Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu theo gợi ý trong biểu đồ để tìm ra cách sử dụng tiền hợp lí.

Phương pháp giải:

- Quan sát

- Liên hệ thực tế

- Liên hệ bản thân

Trả lời:

Để quản lí chi tiêu em chia số tiền em có thành 5 phần theo mục đích sử dụng của mình:

+ Phần 1: 40% dùng để chi tiêu cho ăn sáng

+ Phần 2: 30% dùng để mua đồ dùng cần thiết

+ Phần 3: 20% dùng để tiết kiệm

+ Phần 4: 5% dùng để chi trả những chi tiêu phát sinh

+ Phần 5: 5% dùng để mua đồ chơi

1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

Câu hỏi trang 29 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 1)GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 2)a) Theo em, trong các hình ảnh trên,, hình nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.

b) Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

Phương pháp giải:

- Trực quan

- Phân tích

Trả lời:

a) Những hình ảnh thể hiện quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa:

+ Hình ảnh 1: Nhờ quản lí tiền hiệu quả bạn học sinh sắp đủ tiền để mua xe đạp mới.

+ Hình ảnh 3: Vì quản lí tiền hiệu quả nên người mẹ đã có khoản tiền dự phòng để lo cho con khi bị bệnh.

+ Hình ảnh 4: Vì quản lí tiền hiệu quả nên hai chị em đã tiết kiệm được một khoản tiền để ủng hộ.

b) Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Câu hỏi trang 29 GDCD 7: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 3)a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?

b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em các khoản thu đó chủ yếu đến từ đâu?

Phương pháp giải:

- Trực quan

- Liên hệ bản thân

Trả lời:

a) Bạn học sinh trong ảnh 1 đang tính toán các khoản:

+ Tiền lì xì

+ Tiền thưởng khi đạt học sinh giỏi

+ Tiền tiêu vặt bố mẹ cho

Bản thân em đã có các khoản thu như: Tiền lì xì, tiền tiêu vặt, tiền bán giấy vụn,... Và các khoản tiền đó chủ yếu đến từ bố mẹ cho

Câu hỏi trang 30 GDCD 7: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 4)a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình 2. Theo em, cách sử dụng tiền nào hợp lí? Vì sao?

b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?

Phương pháp giải:

Trực quan

Liên hệ bản thân

Trả lời:

a) Sử dụng tiền bằng cách tiết kiệm tiền trước chi tiêu tính sau và chỉ chi tiêu vào những thứ cần thiết là cách sử dụng tiền hợp lí. Còn cách sử dụng tiền mua những thứ mình thích là cách sử dụng chưa hợp lí. Vì trong cuộc sống có rất nhiều chuyện bất ngờ xảy ra, nếu không sử dụng tiền một cách hợp lí thì đến lúc có chuyện đột ngột xảy ra sẽ không có tiền để dùng.

b)     

- Các khoản chi tiêu thiết yếu:

+ Đồ ăn, đồ uống

+ Đồ dùng hằng ngày, đồ dùng học tập

+ Quyên góp, ủng hộ

+ Tặng quà bạn bè và người thân

- Các khoản chi tiêu không thiết yếu:

+ Đồ chơi

+ Liên tục mua quần áo, giày dép

+ Đồ ăn vặt

Câu hỏi trang 30 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 5)

a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình 3 đã đưa ra phương án chi tiêu cụ thể như thế nào?

b) Theo em , để quản lí tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?

Phương pháp giải:

Trực quan

Liên hệ thực tế

Trả lời:

a) Bạn học sinh ở hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chi tiêu cụ thể:

+ Chi tiêu cho những thứ thiết yếu là 35%

+ Chi tiêu cho mục đích học tập là 30%

+ Chi tiêu vào mục đích giải trí là 10%

+ Tiết kiệm là 20%

+ Góp quỹ, ủng hộ là 5%

b) Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:

+ Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

+ Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

+ Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

Câu hỏi trang 31 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 6)

a) Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào?

b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi?

Phương pháp giải:

Trực quan

Liên hệ bản thân

Trả lời:

a) Các bạn học sinh trong hình ảnh đã tạo thêm thu nhập bằng cách:

+ Hình ảnh 1: Bạn học sinh kiếm tiền bằng cách nuôi gà để bán kiếm tiền.

+ Hình ảnh 2: Bạn học sinh tự làm đồ thủ công để bán lấy tiền.

+ Hình ảnh 3: Bạn học sinh bán giấy vụn để kiếm thêm tiền.

b) Những cách có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân:

+ Tự làm bánh bán kiếm tiền.

+ Tự làm thiệp, làm hoa bán vào các dịp lễ.

+ Cố gắng học giỏi đạt được phần thưởng của nhà trường. 

Luyện tập (trang 31)

Luyện tập 1 trang 31 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.

B. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chi tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân

C. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thì tốt hơn.

D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể đề phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

E. Học sinh không cần quản lí tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, loại trừ đáp án đúng sai 

Trả lời:

A. Không đồng tình. Bởi vì quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống cần thiết mà mỗi người đều cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ.

B. Đồng tình. Vì quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp ta phân bổ nguồn tiền vào những khoản chi tiêu cụ thể, hợp lí, từ đó tránh được việc chi tiêu quá mức và qua việc tiết kiệm sẽ giúp ta có đủ tiền để mua những thứ mình thích.

C. Không đồng tình. Vì quản lí tiền không hề tốn thời gian, ngược lại quản lí tiền hiệu quả không những giúp ta chi tiêu hợp lí, chủ động mà còn giúp ta quản lí thời gian tốt hơn (ví dụ như khi muốn mua một chiếc điện thoại mới, nếu biết cách quản lí tiền hiệu quả và để ra một khoản tiết kiệm hàng tháng, thì có thể là 6 - 7 tháng là có đủ tiền mua, nhưng nếu không biết cách quản lí tiền hiệu quả, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, đợi bao giờ được nhận một khoản tiền to mới mua thì mất rất nhiều thời gian).

D. Đồng tình. Vì cuộc sống sẽ luôn đầy rẫy những điều bất ngờ, những sự cố đột ngột xảy ra mà không báo trước. Khi đó, rất có thể chúng ta sẽ cần một khoản tiền lớn để chi trả cho những sự cố đó (ví dụ như tiền viện phí...). Nếu như biết cách quản lí tiền hiệu quả, thì khi rơi vào những trường hợp đó ta sẽ không bị động, có đủ khả năng để chi trả.

E. Không đồng tình. Vì quản lí tiền hiệu quả là một kĩ năng sống rất tốt cho học sinh, để giúp cho học sinh có ý chí phấn đấu đạt được những điều mình muốn bằng năng lực bản thân, và biết san sẻ nỗi vất vả với bố mẹ.

Luyện tập 2 trang 31 GDCD 7: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?

A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.

B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.

C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.

D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.

E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, Loại trừ đáp án đúng sai.

Trả lời:

A. Việc làm của bạn K thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền dùng để mua đồ dùng học tập, không những thế còn góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế được rác thải.

B. Đây không phải hành động quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì việc nhịn ăn sáng vô cùng có hại đối với cơ thể con người, nhịn ăn sáng trong thời gian dài gây ra rất nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa và bệnh tật. Khi đó, số tiền mà bạn H tiết kiệm từ việc nhịn ăn sáng sẽ không thể bù lại được số tiền dùng để chữa bệnh về sau.

C. Việc làm của bạn M thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì điện, nước dùng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền, vì vậy tiết kiệm điện, nước cũng chính là tiết kiệm tiền.

D. Bạn X không biết cách quản lí tiền hiệu quả. Bởi nếu có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, thì đến lúc có những sự cố bất ngờ xảy ra, bạn X sẽ không có tiền để chi trả.

E. Việc làm của bạn D thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Bởi vì dành một khoản để tiết kiệm thay vì tiêu hết chính là một biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả.

Luyện tập 3 trang 32 GDCD 7: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lí và chia sẻ với bạn bè về cách phân chia của mình

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân 

Trả lời:

Nếu em có 1 triệu đồng em sẽ đề ra số tiền đấy sẽ dùng vào việc gì. Và chia ra từng khoản cần tiêu và khoản cần tiết kiệm. Không tiêu quá cột số tiền cần chi trả. Nếu khoản phát sinh không tiêu hết sẽ cho vào khoản tiết kiệm và nếu làm như vậy chúng ta sẽ nắm được mình đã tiêu bao nhiêu tiền vào khoản nào.

Ví dụ:

STT

Những thứ cần mua

Khoản phát sinh

Số tiền chi trả 

1.

Bút, sách,...( đồ dùng học tập)

 

200 000

 

2.

Quần, áo

 

100 000

 

3.

Giày dép

 

150 000

 

4.

 

Đi ăn với bạn bè, ăn vặt, xe hỏng,...

250 000

 

5

Tiết kiệm

300 000

Luyện tập 4 trang 32 GDCD 7: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của minh.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

Phương pháp giải:

-        Liên hệ thực tế

-        Liên hệ bản thân

-        Đọc và trả lời câu hỏi

Trả lời:

a) Việc làm của H đã thể hiện H là người không biết cách quản lí tiền bạc và chi tiêu hợp lí  hiệu quả. Việc H dùng hết tiền để mua một món đồ chơi khi chưa lên kế hoạch kĩ lưỡng là vô cùng phí phạm. Hơn nữa bởi vì thế mà H không còn tiền để mua chiếc máy tính cầm tay phục vụ cho việc học tập nữa.

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H rằng hãy cố gắng tập quản lí chi tiêu một cách thỏa đáng, không nên chi tiêu theo cảm tính thích gì mua đó, tập cách cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ gì đó xem đó có phải là thứ thực sự cần thiết không, có ý nghĩa lâu dài hay không và nên duy trì cho bản thân một khoản tiền tiết kiệm. Bởi vì quản lí chi tiêu hiệu quả sẽ giúp H không rơi vào tình trạng chi tiêu quá mức, luôn ở trong trạng thái chủ động và có thể mua được những thứ cần thiết phục vụ cho cuộc sống.

Luyện tập 5 trang 32 GDCD 7: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, Liên hệ bản thân

Trả lời:

Một số cách tăng nguồn thu nhập phù hợp với học sinh:

- Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông để bán

- Bán các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tái chế

- Bán những sản phẩm tự làm được trong khả năng: vẽ tranh, làm vòng tay,…

- Cố gắng học tập thật tốt để đạt danh hiệu xuất sắc và được hội khuyến học địa phương khen thưởng.

Vận dụng (trang 32)

Vận dụng 1 trang 32 GDCD 7: Em hãy xây dựng quỹ học tập hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:

- Xác định số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản nào?

- Tính toán số tiền cần thiết cho quỹ học tập.

- Liệt kê các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó.

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân.

Trả lời:

Khoản chi tiêu

Số tiền dự tính

Việc cần làm

Mức độ hoàn thành

Mua đồ dùng học tập

350 000

Thu gom giấy vụn, chai lọ, bìa các tông,...

 

Tiền học thêm

2000 000

Tiền lì xì cuối năm

 

Quỹ lớp

200 000

Tiền thưởng cuối năm

 

Vận dụng 2 trang 32 GDCD 7: Em hãy làm một đồ dùng học tập từ vật liệu có thể tái chế và hướng dẫn các bạn cùng làm để tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Em sưu tầm( xem trên một số phần mềm) sách, báo, youtube, google, tiktok,...

Ví dụ:

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 7)

GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền | Cánh diều (ảnh 8)

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Giữ chữ tín

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền

1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

- Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

- Ý nghĩa: Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể:

+ Cân bằng tài chính hiện tại;

+ Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại;

+ Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Quản lí tiền giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại

2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Chia thu nhập thành những khoản nhỏ

Hình thành thói quen tiết kiệm

3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

- Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đinh và xã hội.

Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều (ảnh 1)

Học sinh tham quỹ “kế hoạch nhỏ”

Làm thiệp thủ công

Đánh giá

0

0 đánh giá