Bộ 10 đề thi học kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

322

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 GDCD 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Đang cập nhật...

Đề thi học kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại - đó  là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Sống có lí tưởng.

B. Sống chậm.

C. Sống tối giản.

D. Sống xanh.

Câu 2. Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm

A. tạo lập một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người.

C. đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

D. tận hưởng những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh mình.

Câu 3. Việc sống có lí tưởng sẽ đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc

A. tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

C. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân.

D. đóng góp tích cực cho nhân loại.

Câu 4. Đọc các nhận định sau và trả lời câu hỏi:

Nhận định 1. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.

Nhận định 2. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.

Nhận định 3. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

Nhận định 4. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình trước rồi mới quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội.

Câu hỏi: Trong số các nhận định trên, nhận định nào đúng khi bàn về vấn đề sống có lí tưởng?

A. Nhận định 1 và 2.

B. Nhận định 2 và 3.

C. Nhận định 3 và 4.

D. Nhận định 1 và 3.

Câu 5. Rộng lòng tha thứ được gọi là

A. khoan dung.

B. từ bi.

C. nhân ái.

D. cảm thông.

Câu 6.  Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 7. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 8.Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng được gọi là

A. hoạt động cộng đồng.

B. hoạt động cá nhân.

C. hoạt động đoàn thể.

D. hoạt động phi lợi nhuận.

Câu 9. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Phong trào mùa hè Xanh.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

D. Cho vay tiền với lãi suất cao.

Câu 10. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Đền ơn đáp nghĩa.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 11. Hoạt động cộng đồng nào được đề cập đến trong bức tranh sau?

3 Đề thi Học kì 1 GDCD 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.

C. Hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng trong xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng.

Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Bà H là thành viên của Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà dành thời gian quá nhiều cho hoạt động cộng đồng, anh K (con trai bà) đã khuyên ngăn bà với lý do “mẹ tuổi đã cao, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi”. Chị V (hàng xóm nhà bà H) cũng nói thêm vào: “Úi xời, cháu thấy: những việc đấy bà không tham gia thì vẫn có người khác làm. Thế thì hơi đâu mà bà phải mua việc vào người, bà cứ ở nhà nghỉ ngơi, chăm lo cho bản thân và gia đình là được bà ạ”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thiếu tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Bà H, anh K, chị V.

B. Anh K và bà H.

C. Chị V và bà H.

D. Anh K và chị V.

Câu 14. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là biểu hiện của

A. khách quan.

B. công bằng.

C. bình đẳng.

D. nhân hậu.

Câu 15. Khách quan được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng

A. theo những quan điểm, định kiến của bản thân.

B. chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

C. theo quan điểm của đa số mọi người trong xã hội.

D. một cách thiên vị theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị của công bằng?

A. Góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

B. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người với người.

C. Dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.

D. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.

Câu 17. Trước những hành vi thiếu khách quan, công bằng, chúng ta nên

A. thờ ơ, vô cảm.

B. học tập, noi gương.

C. phê phán, không đồng tình.

D. tuyên dương, khen thưởng.

Câu 18. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc... – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hòa bình.

B. An khang.

C. Thịnh vượng.

D. Bình an.

Câu 19.  Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình trạng hòa bình?

A. Không có sự xung đột, phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

B. Là khát vọng của riêng những quốc gia chậm phát triển.

C. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

D. Con người được sống trong môi trường an toàn, ổn định.

Câu 20. Một trong những biện pháp bảo vệ hòa bình là:

A. luôn thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tội ác và bất công xã hội.

B. dùng bạo lực vũ trang để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.

C. tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán.

D. giải quyết mâu thuẫn theo nguyên tắc “nước nhỏ phục tùng nước lớn”.

Câu 21. Học sinh có thể làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?

A. Thờ ơ, vô cảm trước hành vi kì thì dân tộc.

B. Giải quyết các mâu thuẫn bằng hòa giải.

C. Sống ích kỉ, luôn đề cao lợi ích cá nhân.

D. Giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.

Câu 22. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra - được gọi là

A. Quản lí thời gian hiệu quả.

B. Xây dựng kế hoạch học tập.

C. Xác định mục tiêu học tập.

D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.

Câu 23.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?

A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.

B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.

C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.

D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.

B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.

D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là hoạt động cộng đồng? Em hãy nêu 3 biểu hiện của hành động tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và 3 biểu hiện của hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

Câu 2: (2 điểm): Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.

Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống b. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu em là hàng xóm của bà A, em sẽ ứng xử như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, học sinh được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-C

4-D

5-A

6-A

7-D

8-A

9-A

10-C

11-D

12-C

13-A

14-A

15-B

16-C

17-C

18-A

19-B

20-C

21-B

22-A

23-A

24-C

 

 

 

 

 

 

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

STT

Nội dung

Biểu điểm

 

Học sinh nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng và những biểu hiện của các hành động, hành vi trong hoạt động cộng đồng.

2,0

- Nêu rõ định nghĩa thế nào là họat động cộng đồng: Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức với sự tham gia của nhiều cá nhân trong một tập thể, nhằm phục vụ lợi ích chung, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn.

0,5

 - Nêu rõ 3 biểu hiện của hành động tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng:

+ Tự nguyện đăng ký tham gia các chương trình như quyên góp từ thiện, dọn dẹp vệ sinh công cộng hoặc giúp đỡ người gặp khó khăn mà không cần ai nhắc nhở.

+ Hoàn thành đúng và đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong các hoạt động cộng đồng, đồng thời sẵn sàng nhận thêm công việc nếu cần.

+ Đưa ra những ý tưởng mới, góp ý tích cực để cải thiện chất lượng hoạt động, hoặc lan tỏa thông điệp ý nghĩa của chương trình đến cộng đồng.

- Nêu rõ 3 biểu hiện của hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

+ Không quan tâm hoặc giả vờ không biết đến những lời kêu gọi tham gia hoạt động cộng đồng, cho rằng đó không phải là trách nhiệm của mình.

+ Tham dự các hoạt động chỉ để đối phó nhưng không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm, hoặc làm việc hời hợt, thiếu tập trung.

+ Phàn nàn, chỉ trích hoạt động hoặc thậm chí làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả của cả nhóm bằng thái độ tiêu cực hoặc hành vi phá rối.

1,5

Câu 2: (2 điểm)

STT

Nội dung

Biểu điểm

2

Học sinh giải quyết bằng cách đưa ra lời khuyên cho mỗi tình huống

2,0

a. Nhận xét đúng lỗi sai của V và thể hiện được cách xử lý phù hợp:

- Trò chuyện nghiêm túc để V hiểu trách nhiệm và hậu quả của việc không làm việc nhà.

- Đưa ra quy định thời gian cụ thể để V hoàn thành nhiệm vụ.

- Động viên và khen ngợi khi V làm tốt, nhắc nhở nhẹ nhàng nếu V chưa thực hiện.

1,0

 

b. Thể hiện thái độ đồng cảm, sẵn sàng tha thứ và đề xuất cách hòa giải phù hợp:

- Chấp nhận lời xin lỗi và hòa giải với bà A.

- Góp ý nhẹ nhàng về việc tuân thủ quy định chung và hòa thuận với hàng xóm.

- Khuyến khích bà A tham gia các hoạt động tập thể để gắn kết với cộng đồng.

1,0

Đánh giá

0

0 đánh giá