Bộ 10 đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn GDCD lớp 9 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 GDCD 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

...

Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại - đó  là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Sống có lí tưởng.

B. Sống chậm.

C. Sống tối giản.

D. Sống xanh.

Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?

A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.

Câu 3. Người sống có lí tưởng sẽ

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

D. được xã hội công nhận, tôn trọng.

Câu 4. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?

A. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.

B. Có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết.

C. Nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt.

D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Câu 5. Một trong những ý nghĩa của việc sống có lí tưởng là

A. góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

B. thu được nhiều lợi ích vật chất cho bản thân và gia đình.

C. tạo lập được một không gian sống gọn gàng, đơn giản hơn.

D. tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6. Một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là

A. tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

B. luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

C. sống khép kín, hướng nội, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

D. luôn tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò và giá trị của người khác.

Câu 7. Lý tưởng sống nào của thanh niên Việt Nam được phản ánh trong bức tranh sau đây?

3 Đề thi Giữa kì 1 GDCD 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

B. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

C. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

D. Gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Câu 8. Hai câu thơ sau đây phản ánh về lí tưởng sống nào của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975?

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

(Tố Hữu)

A. Tuân thủ chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

C. Tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

Câu 9. Chi đoàn trường THCS X phát động cuộc thi viết về chủ đề “Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay”. Khi bạn H (bí thư lớp 9A) phổ biến về nội dung, thể lệ cuộc thi cho các bạn trong lớp, T đã quay sang, nói nhỏ với K rằng: “Ui xời, học sinh THCS đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thì nên tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc cống hiến cho đất nước là việc làm suốt đời. Ai tham gia thi thố thì cứ việc, còn tớ thì không rảnh để làm”.  Nếu là bạn K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Đồng tình với bạn T vì ý kiến này rất hợp lí.

C. Chê bài T vì T chưa hiểu rõ và thiếu lí tưởng sống.

D. Giải thích rõ, khuyên T nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.

Câu 10. Để thực hiện lý tưởng sống, các bạn học sinh cần

A. học tập tùy hứng, gặp khó khăn dễ dàng nản chí.

B. có kế hoạch học tập cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết.

C. trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm, thiếu sót.

D. sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch rõ ràng.

Câu 11. Người có lòng khoan dung sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.

C. bị mọi người kì thị, xa lánh.

D. được mọi người yêu mến, tin cậy.

Câu 12. Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. Tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 13. Câu tục ngữ “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Đoàn kết.

C. Chăm chỉ.

D. Cảm thông.

Câu 14. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

C. Kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc.

D. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Câu 15. Lòng khoan dung không đem lại giá trị nào sau đây?

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 16. Hành động của bạn N trong tình huống sau cho thấy bạn N có đức tính nào?

Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé".

A. Tự lập.

B. Chăm chỉ.

C. Khoan dung.

D. Kiên trì.

Câu 17. Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của nhóm K không tốt nên cô giáo T đã góp ý và yêu cầu cả nhóm chỉnh sửa. K cảm thấy có lỗi với cả nhóm và luôn tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã an ủi “cậu đừng buồn, chúng tớ không trách cậu đâu”.

Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành vi thể hiện lòng khoan dung?

A. Bạn K.

B. Bạn K và cô giáo T.

C. Các bạn trong nhóm K.

D. Cô giáo T và các bạn trong nhóm K.

Câu 18. Đoạn trích sau trong Bình Ngô đại cáo cho biết điều gì?

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.

Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay, phách lạc.

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

(Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.24)

A. Truyền thống nhân đạo, khoan dung của dân tộc Việt Nam.

B. Những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Tội ác của quân Minh gây ra đối với nhân dân Đại Việt.

D. Ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 19. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức…với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng được gọi là

A. hoạt động cộng đồng.

B. hoạt động cá nhân.

C. hoạt động đoàn thể.

D. hoạt động phi lợi nhuận.

Câu 20. Hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

A. Phong trào mùa hè Xanh.

B. Đóng thuế thu nhập cá nhân.

C. Kinh doanh mặt hàng thời trang.

D. Cho vay tiền với lãi suất cao.

Câu 21: Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Hoạt động bảo vệ môi trường.

B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.

C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện.

D. Hoạt động mùa hè xanh.

Câu 22. Những cá nhân tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ

A. được mọi người yêu mến, quý trọng.

B. luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. thu nhiều lợi ích vật chất cho bản thân.

D. luôn bị người khác lùa gạt, lợi dụng.

Câu 23. Thông điệp “Sống tốt với môi trường là sống tốt cho chính mình” phản ánh về hoạt động cộng đồng nào sau đây?

A. Bảo tồn di sản văn hóa.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hiến máu nhân đạo.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc tham gia hoạt động cộng đồng?

A. Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

B. Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng.

C. Hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng trong xã hội.

D. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân được học hỏi, rèn luyện các kĩ năng.

Phần 2. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Theo em, khoan dung là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.

Câu 2 (2 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

Nhận định a) Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng

Nhận định b) Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giúp mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân và lan toả các giá trị tốt đẹp.

Nhận định c) Chỉ những cá nhân có điều kiện kinh tế mới tham gia được hoạt động cộng đồng.

Nhận định d) Học sinh không chỉ cần tích cực tham gia hoạt động cộng đồng mà còn cần động viên người thân, bạn bè cùng tham gia.

Đánh giá

0

0 đánh giá