Lý thuyết GDCD 7 Bài 8 (Cánh diều 2024): Bạo lực học đường

5.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Bạo lực học đường sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Bạo lực học đường

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường

1. Biểu hiện của bạo lực học đường

- Các hành vi bạo lực thể chất:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực về tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Bạo lực học đường chuyện không của riêng ai

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến:

+ Nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác;

+ Lập hoặc tham gia các hội nhóm trên mạng để cô lập, tẩy chay một cá nhân hoặc nhóm khác.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Bạo lực trực tuyến (minh họa)

2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

a. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hụt kĩ năng sống

+ Thiếu sự trải nghiệm

+ Thích thể hiện bản thân

+ Tính cách nông nổi, bồng bột.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình

+ Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu sự quan tâm của gia đình

b. Hậu quả của bạo lực học đường.

- Người gây ra bạo lực học đường:

+ Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần;

+ Bị lệch lạc nhân cách;

+ Phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

- Người bị bạo lực học đường:

+ Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần

+ Giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

- Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và làng mạnh.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường

Câu 1. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

B. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.

C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này em nên báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bạn N nhắc nhở bạn M không nên nói chuyện trong giờ học.

B. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.

C. Cô giáo phạt học sinh khi làm việc riêng trong giờ học.

D. Ông M đánh con vì trốn học để đi chơi game.

Đáp án: B

Giải thích: Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài là biểu hiện của bạo lực học đường, đây là hình thức bạo lực về tinh thần, mặc dù chưa có hành vi bạo lực nhưng hành vi đe dọa rất có thể sẽ dẫn đến hành vi bạo lực.

Câu 3. Trong bạo lực học đường không có hành vi nào sau đây?

A. Đánh đập.

B. Giúp đỡ.

C. Hành hạ.

D. Xúc phạm danh dự.

Đáp án: B

Giải thích: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập, vì vậy không có hành vi giúp đỡ.

Câu 4. Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Khách quan.

D. Chủ quan.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chủ quan: sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

Câu 5. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng, tổn hại về

A. tinh thần.

B. vật chất.

C. thể chất và vật chất.

D. thể chất và tinh thần.

Đáp án: C

Giải thích: Bạo lực học đường gây ảnh hưởng, tổn hại về thể chất và tinh thần.

Câu 6. Trong bạo lực học đường không bao gồm hình thức nào sau đây?

A. Các hành vi bạo lực trực tuyến.

B. Các hành vi bạo lực vật chất.

C. Các hành vi bạo lực thể chất.

D. Các hành vi bạo lực tinh thần.

Đáp án: B

Giải thích: Bạo lực học đường bao gồm:

- Các hành vi bạo lực thể chất.

- Các hành vi bạo lực tinh thần.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến.

- Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Người gây ra bạo lực học đường chỉ có thể bị tổn thương về thể chất.

B. Những người gây ra bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

C. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.

D. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

Đáp án: D

Giải thích: Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an là nhận định đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bạo lực xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Đấu tranh tầng lớp.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án: D

Giải thích: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Câu 9. Hành vi nào sau đây xuất hiện trong bạo lực học đường?

A. Hỗ trợ, động viên.

B. Quan tâm, giúp đỡ.

C. Quan tâm, động viên.

D. Đánh đập, xâm hại thân thể.

Đáp án: D

Giải thích: Đánh đập, xâm hại thân thể là hành vi xuất hiện trong bạo lực học đường.

Câu 10. Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

B. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

C. Gia đình bỏ bê, không quan tâm.

D. Tính cách nông nổi, bồng bột.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân khách quan bao gồm: thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Câu 11. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Chủ quan.

D. Khách quan.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân khách quan: thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Câu 12. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khoẻ và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác được gọi là

A. bạo lực trực tuyến.

B. bạo lực tài chính.

C. bạo lực về tinh thần.

D. bạo lực về thể chất.

Đáp án: D

Giải thích: Các hành vi bạo lực thể chất bao gồm: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

Câu 13. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

A. gia đình.

B. cơ quan làm việc.

C. cộng đồng xã hội.

D. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Đáp án: D

Giải thích: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây không là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bạn Q hẹn gặp và đánh bạn V khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.

B. Bạn P tát bạn M vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.

C. Bạn S nhắc nhở bạn V vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học.

D. Bạn K đăng lên mạng xã hội những lời lẽ đe dọa một bạn cùng lớp.

Đáp án: C

Giải thích: Bạn S nhắc nhở bạn V vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học không phải là biểu hiện của bạo lực học đường.

Câu 15. Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường?

A. Thích thể hiện bản thân thái quá.

B. Tính cách nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ.

C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

D. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chủ quan bao gồm: sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 10: Tệ nạn xã hội

Bài 11: Thực hiện phòng chống, tệ nạn xã hội

Từ khóa :
GDCD 7
Đánh giá

0

0 đánh giá