Giáo án bài Điều ước của vua Mi-đát | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Điều ước của vua Mi-đát sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Điều ước của vua Mi-đát

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trao đổi được những điều em tưởng tượng ra khi mọi vật xung quanh ta đều biến thành vàng; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Vua Mi-đất đã bị thần Đi-ô-ni-đốt trừng phạt vì tính tham lam. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

- Tìm được từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc; nói được 1 − 2 câu có từ tìm được.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi duownxh tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Hình ảnh hoặc video clip về cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn từ “Mi-đát bụng đói cồn cào” đến hết.

- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi với bạn tưởng tượng của em về những điều sẽ xảy ra khi mọi vật xung quanh đều biến thành vàng.

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.

- GV tổ chức cho HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu cho HS về bài học mới, GV ghi tên bà học mới: “Điều ước của vua Mi-đát”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hành động, trạng thái, cảm xúc của các nhân vật; giọng vua Mi-đất sung sướng (đoạn 1), hối lỗi, sợ hãi, lo lắng (đoạn 3), giọng thần Đi-ô-ni-đốt thong thả, vẻ bao dung, thấu hiểu (đoạn 1), chậm rãi, dứt khoát, thể hiện sự nghiêm khắc (đoạn 3).

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Từ khó:

· Mi-đát

· Đi-ô-ni-dốt

· Pác-tôn

+ Những câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Vua Mi-đặt thử bẻ một cành sồi,/ cành đó liền biến thành vàng.// Vua ngắt một quả táo,/ quả táo cũng thành vàng nốt.// Tưởng không có ai trên đời/ sung sướng hơn thế nữa!//

Mi-đát làm theo lời dạy của thần,/ quả nhiên thoát khỏi thứ quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước.// Lúc ấy,/ nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.//

- HS nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc một số từ khó.

- HS đọc thành tiếng.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về chủ ngữ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận diện được chủ ngữ trong câu; tìm được chủ ngữ phù hợp với câu; đặt được câu có chủ ngữ chỉ người, đồ vật, cây cối, loài vật.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có chủ ngữ, xác định chủ ngữ,…).

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nhận diện chủ ngữ trong câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nhận diện được chủ ngữ trong câu.

- HS vận dụng kiến thức vào bài tập cũng như những câu hỏi có liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1:

a. Vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn....

Theo Hoàng Hữu Bội

b. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại khi nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Theo Tạ Duy Anh

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, thống nhất kết quả.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Vòm trời, gió từ trên đỉnh núi, khoảng trời sau dãy núi phía đông, những tia nắng đầu tiên.

b. Cánh diều, chúng tôi, tiếng sáo, sáo đơn, sáo kép, sáo bè.

Hoạt động 2: Thay * bằng chủ ngữ phù hợp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm chắc kiến thức về chủ ngữ.

- Vận dụng vào làm tập cũng như những câu hỏi liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT2: Thay * trong các đoạn văn sau bằng một chủ ngữ phù hợp trong khung:

a.

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về chủ ngữ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

* nhọc nhằn chọc thủng màn sương, từ từ nhô lên nhành cât trên dãy núi đồi lẹt xẹt. * dần dần tươi sáng. * đầy quyến rũ, ngọt ngào mùi lúa chín.

Theo Ngô Tất Tố

b.

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về chủ ngữ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

* vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất rong trẻo. * nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh. * buông dài mềm mại. * ngan ngát, mát dịu.

Theo Văn Linh.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn miêu tả đặc điểm của cây bóng mát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cách làm bài văn miêu tả cây cối.

- Vận dụng được kiến thức vào bài tập và câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các đoạn văn:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá giả xanh sẵm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

Vy Anh

· Đoạn văn có nội dung gì?

· Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

· Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mắt. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây sĩ không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sắu, cây xà cử, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm. Theo Băng Sơn

· Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

· Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

· Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn văn theo kĩ thuật Mảnh ghép..

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a.

+ Đoạn văn có nội dung tả cây bàng.

+ Lá bàng được tả bằng các từ ngữ: là non xanh nõn, mỡ màng, lá già xanh sẫm, dày dặn, mọc thành chùm. Lá bàng được tả bằng các hình ảnh: lá non chỉ bằng bàn tay em bé, lá già to bằng bàn tay người lớn, giống hệt bông hoa xanh nhiều cánh.

+ Cây bàng mang lại bóng mát, góp phần làm cho trường của bạn nhỏ xanh – sạch- đẹp hon.

- HS xác định yêu cầu của BT.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Điều ước của vua Mi-đát.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá