Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Sự tích con Rồng cháu Tiên, biết nhấn giọng vào những từ ngủ cần thiết để thể hiện cảm xúc.
- Nhận biết được các nhân vật, các tình tiết, nội dung chính của câu chuyện.
- Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt theo trí tưởng tượng của người xưa (cùng sinh ra từ một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân). Biết cách tóm tắt một văn bản truyện.
- Hiểu và tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt, biết ơn và trân trọng nguồn cội.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương quê hương, đất nước.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt, biết ơn và trân trọng nguồn cội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa chủ điểm Uống nước nhớ nguồn và văn bản Sự tích con Rồng cháu Tiên.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Trên khóm tre đầu ngõ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bua Kham nghĩ gì và làm gì khi nhìn thấy lũ có con bị rơi xuống đất? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Khi nhìn thấy lũ cò con bị rơi xuống đất, Bua Kham nghĩ tới chuyện người ta thường nhật cỏ con về nuôi. Nhưng Bua Kham không làm thể. Cô bé không muốn làm tan các cái gia đình có bé bỏng, bạn có con nhỏ qua, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn. Sau đó, Bua Kham đã gọi ông giúp đưa lũ có con về chiếc tổ cũ. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với chủ điểm. b. Cách thức tiến hành: - GV trình chiếu tranh chủ điểm SGK tr.39 và nêu câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Tranh vẽ các bạn nhỏ đang được thầy giáo, cô giáo giới thiệu về vua Lý Thái Tổ cũng như quan sát bức tượng về vị vua này. Bức tranh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự “Uống nước nhớ nguồn”, là tên của chủ điểm thứ năm trong SHS Tiếng Việt 4. - GV giới thiệu chủ điểm: Các bài học trong chủ điểm này sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước,...để từ đó chúng ta biết ơn với tổ tiên, đất nước, biết ơn cả những điều rất đỗi bình dị của cuộc đời,... - GV yêu cầu HS Trao đổi với bạn: Vào tháng Ba (âm lịch), nước ta có ngày lễ nào quan trọng? - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). - GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV khen ngợi HS và chốt đáp án: Vào tháng Ba (âm lịch), nước ta có ngày lễ trọng đại Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3. - GV trình chiếu hình ảnh minh họa cho ngày lễ: |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh và suy nghĩ câu trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Cảm xúc Trường Sa, biết nhãn giọng vào những từ ngữ bộc lộ cảm xúc về cảnh vật, cuộc sống của những người lính ở Trường Sa.
- Dựa vào lời thơ và tranh minh hoạ, hiểu ý nghĩa của mỗi hình ảnh thơ, hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Đất nước Việt Nam bao gồm cả những hòn đảo, quần đảo lớn nhỏ, cả vùng biển vùng trời ngoài khơi xa, nơi hằng ngày, hằng giờ có biết bao con người thầm lặng hi sinh, chịu muôn vàn gian nguy để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.
- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc trước những tấm gương hi sinh vì quê hương, đất nước.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
- Bồi dưỡng lòng biết ơn đối với những tấm gương hi sinh vì quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Cảm xúc Trường Sa.
- Từ điển tiếng Việt.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Con Rồng cháu Tiên. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng muốn nói điều gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và khen ngợi HS và chốt đáp án: Sự tích bọc trăm trứng thể hiện rằng người Việt được sinh ra cùng một bọc – một nguồn gốc; do vậy, chúng ta là người một nhà, phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau. (có thể có những cách diễn đạt khác). A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS Kể tên một số đảo, quần đảo của đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo. - GV trình chiếu một số đảo của Việt Nam: - GV hướng dẫn HS đọc lại 1 số bài: + Du lịch biên Việt Nam (Tiếng Việt 1, tập hai). + Thư gửi bố ngoài đảo (Tiếng Việt 2, tập hai). + Khám phá đáy biển ở Trường Sa (Tiếng Việt 2, tập hai). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.44. - GV giới thiệu bài học mới và nội dung tranh minh hoạ bài thơ: Tranh vẽ hình ảnh người lính đảo mặc quân phục, bổng súng, mắt nhìn về phía biển và nhà giàn giữa biến xanh biếc, sóng tung bọt trắng xoá, đàn hải âu vờn sóng.... Bức tranh minh hoạ bài thơ viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người ở Trường Sa. - GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Chủ quyền của đất nước ta không chỉ là dải đất hình chữ S mà còn có biển và đảo ngoài biển Đông. Hằng ngày, hằng giờ, bao người phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt và nhiều nguy nan để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, chúng ta cũng đọc bài thơ Cảm xúc Trường Sa để thấy rõ hơn điều đó các em nhé! |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS quan sát. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 23.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây