Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Lễ hội ở Nhật Bản
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng bài Lễ hội ở Nhật Bản, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện thông tin quan trọng về lễ hội ở Nhật Bản, thể hiện niềm tự hào của các bạn nhỏ Nhật Bản về lễ hội trên đất nước mình.
- Biết được một số lễ hội đặc trưng của Nhật Bản (về thời gian tổ chức lễ hội, ý nghĩa của lễ hội, các hoạt động diễn ra trong lễ hội,...); thấy được vẻ đẹp của một đất nước từ sự quan tâm, yêu thương của toàn xã hội dành cho thiếu nhi. Hiếu điều tác giả muốn nói qua thông tin về một số lễ hội ở Nhật Bản.
- Thêm yêu lễ hội, yêu truyền thống văn hoá của quê hương; ham mê đọc sách báo để hiểu biết thêm về phong tục, tập quán, về thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp của các quốc gia trên thế giới.
- Phát triển óc tưởng tượng, thể hiện ước mơ trong sáng của bản thân.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng trí tưởng tượng phong phú.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, mô hình sáng chế độc đáo các em thấy có ích hoặc do các em tự làm phục vụ cho cuộc sống trong tương lai.
- Tranh ảnh, tư liệu về lễ hội ở Nhật Bản và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Chuyến du lịch thú vị. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có những hiểu biết gì về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: Pa-ri là nơi lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Người dân Pa-ri rất lịch sự, mến khách. Tháp Ép-phen là niềm tự hào của người dân Pa-ri... A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Chia sẻ cùng bạn: Em biết gì về đất nước Nhật Bản? - GV trình chiếu một số tranh ảnh về Nhật Bản: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV giới thiệu về đất nước Nhật Bản: + Nhật Bản còn gọi là “xứ sở mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào”... + Quốc kì Nhật Bản còn được gọi là “lá cờ mặt trời”, “vòng tròn mặt trời”, được thiết kế đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình. + Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là đồi núi; nhiều núi lửa, ngọn núi cao nhất là Phú Sĩ cao hơn 3776 m. Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất và sóng thần. + Người Nhật rất chăm chỉ, tập trung vào công việc, đi đúng giờ, có ý thức cộng đồng (thể hiện rõ qua những trận động đất, sóng thần,...). + Trang phục truyền thống của Nhật: ki-mô-nô; những món ăn truyền thống: su-si (cơm trộn giấm kết hợp với thịt, cá, hải sản và các loại rau củ quả tươi), sa-si-mi (hải sản tươi sống), tem-pu-ra (món rắn hải sản),... - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.127, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: - GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài đọc Lễ hội ở Nhật Bản sẽ đưa các em tới vùng đất Nhật Bản, nơi có nhiều lễ hội độc đáo, nhiều lễ hội rất ý nghĩa và thú vị dành cho thiếu nhi. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc nhóm đôi. - HS quan sát. - HS trình bày ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về dấu câu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Luyện tập sử dụng các dấu câu đã học theo công dụng cụ thể: dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh; dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu; dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách sử dụng dấu câu trong tạo lập văn bản,…).
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link sau https://quizizz.com/join?gc=181583&source=liveDashboard - GV tổng kết, khen ngợi HS tham gia tích cực. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định công dụng của dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: Dấu câu thay thế cho bông hoa là dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang ở đây có 2 công dụng: + Nối các từ ngữ trong một liên danh (Việt – Lào). + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê (liệt kê những thắng cảnh ở đất nước Lào). Hoạt động 2: Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: -Xác định cách dùng và vị trí dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt lại: + a. “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết” trong tập “Truyện cổ Grim”. + b. Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) là hoạ sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh “Em Thuỷ” (1943) dựa trên nguyên mẫu cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô xtrây-li-a phục chế năm 2004. |
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết thư
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Biết thực hành viết thư điện tử trong tình huống cụ thể.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS xem video về những bức thư viết tay https://www.youtube.com/watch?v=nnVU_JMvxsE - GV mời 2 – 3 bạn nêu ý kiến vè nội dung trong video và nêu cảm nhận về thư điện tử ngày nay. - GV nhận xét: Thư viết tay ngày càng trở nên mai một khi mà xu thế công nghệ hóa đang phát triển nhanh chóng, việc gửi thư trao đổi giờ đây chỉ cần thông qua một thiết bị điện tử có kết nối mạng. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm các bước chuẩn bị viết thư. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài: Viết thư điện tử cho một người bạn ở xa mà lâu em chưa gặp. - GV hướng dẫn HS làm việc: +Chủ đề thư (ví dụ: Thư thăm bạn,…). + Nội dung thư: · Thăm hỏi bạn (sức khoẻ của bạn và gia đình, việc học tập của bạn,…) · Kể chuyện của mình (sức khoẻ của bản thân và gia đình, những thay đổi của bản thân và gia đình,…) Nêu mong muốn hoặc chia sẻ những dự định sắp tới. + Tệp đính kèm (ví dụ: video, tranh ảnh,…). Hoạt động 2: Viết. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Viết thư theo yêu cầu. b. Cách thức tiến hành - GV nhắc HS đọc kĩ phần gợi ý trong SGK: + Viết thư theo nội dung đã chuẩn bị. + Nếu soạn thư trên máy tính, có thể sử dụng các biểu tượng cảm xúc hoặc đính kèm ảnh, video,… - GV quan sát HS, có thể hỗ trợ khi HS để đạt yêu cầu hoặc hỗ trợ những em có những hạn chế về kĩ năng viết. Hoạt động 3: Đọc soát và chỉnh sửa. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Chỉnh sửa bài viết cho hay hơn. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc lại bài viết để phát hiện lỗi. - GV hướng dẫn HS đọc lại bài, tự chỉnh sửa lỗi (nếu có) theo các gợi ý: các phần của thu, nội dung chính, thông tin (tệp/ file) đính kèm, địa chỉ email,... - GV hướng dẫn HS chỉnh sửa lỗi trước khi nộp bài viết: + Dùng bút chì sửa lỗi trực tiếp vào bài viết: lỗi từ ngữ, lỗi viết câu, lỗi chính tả, + Có thể viết lại lời cảm ơn sao cho hay và chân thành, hoặc thay đổi thông tin đính kèm bằng cách gửi thêm tập, bỏ bớt tệp. + Ghi vào sổ tay một số lỗi và dự kiến cách sửa lỗi. |
- HS xem video. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS luyện tập viết đoạn văn. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS soát bài theo tiêu chí. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 29.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 28: Chuyến du lịch thú vị
Giáo án Ôn tập và đánh giá cuối năm học
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây