Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Cái cầu sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Cái cầu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Cái câu; biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của những cái cầu cũng như vẻ đẹp của một vùng quê nông thôn yên ả; thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với làng quê, với người thân của mình.
- Biết thêm về những cây cầu (cầu Hàm Rồng có xe lửa đi qua, cầu tre đung đưa như võng, cầu ao mẹ thường đãi đỗ,...), vẻ đẹp của những hình ảnh liên tưởng độc đáo (cầu của nhện, của chim sáo, của kiến,...).
- Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình, đối với quê hương.
- Hiểu thêm về biện pháp so sánh, nhân hoá; biết sử dụng so sánh, nhân hoá trong câu nói (qua luyện tập sau văn bản đọc).
- Thêm yêu thương, gắn bó với cha mẹ, với người thân trong gia đình; yêu mến và tự hào về cảnh đẹp quê hương.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó với cha mẹ, với người thân.
- Bồi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn bài đọc Những cánh buồm. - GV nêu câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì về ý nghĩa của những cánh buồm với cuộc sống của những người ngư dân? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS:Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết. - GV trình chiếu một số tranh liên quan đến những cây cầu gợi ý cho HS: - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4 HS và thảo luận: + Hình dung lại những cây cầu ở quê em, hoặc ở địa phương khác, nơi em đã đi qua hoặc qua phim ảnh, sách báo,... mà em đã thấy. + Kể về cây cầu qua những thông tin: Cầu có tên là gì, ở đâu? Cầu bắc qua sông nào? Cầu được xây dựng bằng vật liệu gì, kích thước ra sao? Cây cầu có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống người dân? Khung cảnh quanh cây cầu? Kỉ niệm khó quên với cây cầu,... |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS quan sát. - HS lắng nghe và thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS nghe bài hát Em yêu cây xanh và cho HS vận động theo nhịp điệu https://www.youtube.com/watch?v=mnyxM7FOCZ4 - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Chuẩn bị a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhớ lại các bước chuẩn bị cho một bài văn miêu tả cây cối. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài: Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè. Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Chọn 1 trong 3 để để lập dàn ý. + Chọn một cây để miêu tả (cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn, sầu riêng, ổi, na, chuỗi, mít...; hoặc cây bóng mát: bàng, phượng, bằng lăng, xả cù, lộc vừng, đa, tre,...; hoặc cây hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa giấy...). + Lựa chọn trình tự miêu tả (tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển). + Quan sát đặc điểm của cây và ghi chép kết quả quan sát. - GV hướng dẫn chung cả lớp: + Trao đổi nhóm đôi để góp ý kết quả quan sát cây định tả. + Đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả quan sát và nêu trình tự sẽ miêu tả. - GV nhận xét, khen ngợi những HS có khả năng quan sát tốt. Hoạt động 2: Lập dàn ý a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài văn miêu tả cây cối. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc thầm dàn ý được gợi ý SGK tr.104. |
- HS nghe và vận động. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS đọc SGK và quan sát. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Nói và nghe: Kể chuyện: Về quê ngoại
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe – hiểu và kể lại được câu chuyện Về quê ngoại.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
- Năng lực nói và nghe khi kể lại câu chuyện.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS nghe bài thơ Về quê https://www.youtube.com/watch?v=eutwT_E4-a0 - GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ sau khi nghe bài thơ. - GV khen ngợi HS và dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe kể chuyện. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nghe câu chuyện Về quê ngoại. b. Cách thức tiến hành - GV kể lại câu chuyện Về quê ngoại cho HS nghe: Hè này, Bình được mẹ dẫn về quê ngoại. Lúc xe mới chạy, hai bên đường chỉ toàn nhà và xe cộ. Nhưng một lúc sau, trong mắt Bình hiện lên bao khung cảnh thiên nhiên: nào cây, nào đồng ruộng, nào bầu trời bát ngát và cả những cánh chim bay... Khi nắng bắt đầu tắt thì mẹ và Bình xuống xe về nhà ngoại. Vừa vào tới cổng, Bình nhận ngay ra ngoại. Ngoại có nụ cười thật tươi và ấm áp, nụ cười làm cho Bình thấy quen thuộc quá chừng... Tối hôm đó, Bình ngủ cùng mẹ và ngoại, còn được nghe ngoại hát ru nữa. Sáng sớm, ngoại dắt Binh và chị Gỗ (con của cậu mợ Bình) ra biển đi dạo. Ngoại mang một cái giỏ bé xíu để Bình nhặt vỏ ốc. Chỉ một loáng. Bình đã có bộ sưu tập vỏ ốc xinh xắn, nhiều màu Cậu mợ Bình làm nghề đánh cá. Bình cùng ngoại, mẹ và chị Gô ra bến đón cậu mợ. Thuyền vừa cập bến, Bình thấy bao nhiêu cá được chuyển lên bờ. Cậu dẫn Bình lên thuyền đi khắp các khoang. Cả nhà được cậu mợ đãi một bữa "tiệc cả” thật ngon. Ở nhà ngoại một tuần thì mẹ và Bình phải về. Chia tay ngoại, cậu mợ và chị Gỗ, Bình buồn lắm. Ngoại không nói gì, chỉ ôm Binh và thơm lên má thật mạnh. Bình thì thầm vào tai ngoại: “Bà ơi bà, cháu yêu bà lầm!” và thơm lại vào mã ngoại một cái thật kêu. (Theo Chuyện kể trước giờ ngủ) Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện theo tranh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được câu chuyện hoàn chỉnh. b. Cách thức tiến hành - GV nêu yêu cầu bài tập 2: Kể lại câu chuyện trên. - GV trình chiếu tranh minh họa câu chuyện: |
- HS lắng nghe. - HS nêu cảm nghĩ. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS quan sát. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 22.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 21: Những cánh buồm
Giáo án Bài 23: Đường đi Sa Pa
Giáo án Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây