Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 20: Chiều ngoại ô sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 20: Chiều ngoại ô
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chiều ngoại ô. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật đặc trưng của vùng ngoại ô qua lời kể, tả, biểu cảm của nhân vật “tôi”.
- Hiểu tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cảnh vật quê hương qua việc cảm nhận cảnh vật bằng mọi giác quan. Biết tóm tắt hoặc nhận biết các ý trong mỗi đoạn văn.
- Biết yêu quê hương, đất nước, biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với quê hương.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Chiều ngoại ô.
- Bài văn, bài thơ về những cảnh vật đặc trưng của các vùng ngoại ô nói chung.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 – 2 HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu bài Đi hội chùa Hương. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: Những câu thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước: Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ. ... Động chùa Tiên, chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngắn khúc hát. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh về thiên nhiên thành phố và nông thôn: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.93, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Tranh vẽ cảnh ngoại ô hay còn gọi là ngoại thành - khu vực bao quanh thành phố, phía xa là bóng dáng của thành phố, cận cảnh là cánh đồng lúa chín vàng, dòng kênh trong vắt, hai bên bờ kênh có cỏ xanh ngắt,…; ruộng rau muống nở hoa tím,.. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem có gì trong bài đọc Chiều ngoại ô nhé! |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết được đoạn văn miêu tả cây cối (cây ăn quả) có đủ mở bài, thân bài, kết bài; biết miêu tả cây theo trình tự hợp lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chia lớp thành 2 đội để tổ chức trò chơi nhận biết. - GV hướng dẫn 2 nhóm lần lượt đưa ra các gợi ý đặc điểm của một loại cây sau đó đội còn lại phải đoán đó là cây gì. - GV ghi nhận các đáp án đúng của hai đội. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng. - GV khen ngợi HS và dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được các bước cụ thể làm văn miêu tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc đoạn văn a trong SGK tr.95. + GV trình chiếu hình lá bàng: + GV mời 1 HS đọc câu hỏi cho đoạn văn a. · Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì? · Lá bàng được tả theo trình tự nào? · Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất? + GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và chốt đáp án: · Câu mở đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp. · Lá bàng được tả theo trình tự 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. · Tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất: Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chín. + GV tổng hợp và giúp các em hiểu rằng: Lá bàng được tả theo các mùa xuân – hạ – thu – đông. Mỗi mùa lá bàng mang một vẻ đẹp riêng. Tác giả cho rằng cây bàng thuộc những loài cây mùa nào cũng đẹp, nhưng có lẽ tác giả yêu thích chiếc lá bàng mang sắc đỏ trong mùa đông nhất. Tác giả đã tả đặc điểm của lá cây theo mùa, kết hợp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình dành cho cây. |
- HS chơi trò chơi. - HS 2 nhóm ra câu đố. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát. - HS đọc câu hỏi. - HS trao đổi nhóm. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc mở rộng (trang 97)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc mở rộng về chủ điểm quê hương, đất nước.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Đọc mở rộng một câu chuyện, 1 cuốn sách.
b. Năng lực đặc thù.
- Hiểu được nội dung câu chuyện, cuốn sách.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS nghe bài hát Xin chào Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=j9VLOXdx9VQ - GV tổ chức cho HS hát theo hoặc nhún nhảy, vận động theo bài hát. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc sách báo về quê hương, đất nước. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc sách báo về quê hương, đất nước. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mở rộng theo yêu cầu: Đọc sách báo về quê hương, đất nước. - GV nhắc HS tham khảo tác phẩm theo gợi ý: + “Non nước Việt Nam“ là cuốn sách cung cấp thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, lịch sử – văn hoá của Việt Nam và các tỉnh thành trong cả nước. + “Đất nước ngàn năm“ là tên gọi chung của bộ sách do nhiều tác giả viết. Bộ sách viết về các danh lam thắng cảnh, những nét đặc sắc về văn hoá và những sản vật của nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam ta. - GV lưu ý: + HS tìm câu chuyện và có mang sách, truyện tới lớp thì tự đọc hoặc đọc trong nhóm. + HS chưa tìm được câu chuyện có thể nhờ GV cung cấp sách. Hoạt động 2: Viết phiếu đọc sách a. Mục tiêu: HS luyện tập viết phiếu đọc sách. b. Cách thức tiến hành - GV nêu yêu cầu: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Ghi chép các thông tin cơ bản vào Phiếu đọc sách. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ nội dung đã ghi trong Phiếu đọc sách. Hoạt động 3: Trao đổi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Trao đổi với bạn những điều đáng nhớ về các vùng miền đất nước được giới thiệu trong sách báo. |
- HS nghe bài hát. - HS vận động. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - HS xung phong chia sẻ. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 20.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 19: Đi hội chùa Hương
Giáo án Bài 21: Những cánh buồm
Giáo án Bài 23: Đường đi Sa Pa
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây