Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Chàng trai làng Phù Ủng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc, biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Nhận biết được các nhân vật, các tình tiết, nội dung chính của câu chuyện.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện nói về một vị tướng tài giỏi của dân tộc Việt Nam – Phạm Ngũ Lão. Vị tướng này đã lập nhiều chiến công hiển hách, đặc biệt đã giúp nhà Trần hai lần đánh tan giặc Nguyên.
- Hiểu và tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông biết ơn những thế hệ đi trước.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng niềm tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
- Bồi dưỡng lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
- Từ điển tiếng Việt.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 – 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sáng tháng Năm. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy luận hợp lí. - GV chốt đáp án: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự vĩ đại, cao cả của Bác Hồ là những hình ảnh cuối bài: Bác ngồi đó, lớn mênh mông, bao quanh là trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. -> Hình ảnh của Bác hoả cùng hình ảnh đất nước. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về những vị tướng:
- GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.51. - GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Chàng trai làng Phù Ủng là câu chuyện về Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài thời nhà Trần. Ông đã giúp Trần Hưng Đạo hai lần đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước là, được mệnh danh là vị tướng bách chiến bách thắng. Tên tuổi của ông làm cho quân thù khiếp sợ. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát. - HS lắng nghe. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết đoạn văn nêu ý kiến
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết được đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS xemn video về lòng biết ơn https://www.youtube.com/watch?v=ntusZcmglDA - GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận về câu chuyện. - GV chốt đáp án: Câu chuyện kể về lòng biết ơn của chú chuột khi sư tử đã tha mạng cho mình thông qua việc chuột đã giải cứu khi sư tử mắc bẫy. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm rõ yêu cầu trước khi viết bài. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn. - GV hướng dẫn HS chọn câu chuyện kể về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn mà em yêu thích như: + Tờ báo tường của tôi. + Trên khóm tre đầu ngõ. Hoạt động 2: Hỗ trợ HS trong quá trình viết đoạn văn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS viết đoạn văn. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn có 3 phần theo gợi ý SGK tr.53 + Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về câu chuyện đó. + Triển khai: Nêu lí do yêu thích câu chuyện (ví dụ: bài học sâu sắc về lòng biết ơn, nhân vật hấp dẫn, chi tiết cảm động,…) kèm theo dẫn chứng cụ thể. + Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện. - GV quan sát HS làm bài, hỗ trợ các em đạt yêu cầu. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài và tự chỉnh sửa. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS hoàn thiện bài viết. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc: + Làm việc nhóm: · HS đọc lại bài, tự sửa lỗi (nếu có). · HS có thể chia sẻ bài làm, đọc bài của nhau và nêu điều minh muốn học tập của bạn, điều mình muốn góp ý cho bạn (nếu còn thời gian). + Làm việc chung cả lớp: · GV mời một số HS đọc bài làm trước lớp. · GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi các bài hay, độc đáo ... |
- HS xem video. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chuẩn bị vào bài học. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS sửa bài. - HS trao đổi. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc mở rộng (trang 54)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tự đọc được một số bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Đọc mở rộng một câu chuyện, 1 cuốn sách.
b. Năng lực đặc thù.
- Hiểu được nội dung câu chuyện, cuốn sách.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
* Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
* Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS nghe bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. https://www.youtube.com/watch?v=UdtveSjlyXI - GV mời 1 – 2 HS bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe ca khúc. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS nêu yêu cầu đề bài: Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn. - GV hướng dẫn HS làm việc: + HS lấy các tập thơ đã được chuẩn bị trước và tự dọc. + HS trao đổi sách cho nhau để đọc được những đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao mới. + GV gợi ý một số bài đọc: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông. Đường đi cách bến cách sông, Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò. (Ca dao) Hoạt động 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết viết phiếu đọc sách theo mẫu. b. Cách thức tiến hành - GV trình chiếu mẫu điền phiếu đọc SGK tr.54: - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, từng em chia sẻ nội dung cần ghi trong phiếu đọc sách được nói đến trong bài thơ, bài văn mà em đã đọc. + Chủ đề được nhắc đến là gì? + Điều mà em ấn tượng là gì? + Em yêu thích bài thơ, bài văn như thế nào? - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi HS. Hoạt động 3: Đọc lại cho bạn nghe đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao và trao đổi với bạn cảm nghĩ của em. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc lại cho bạn nghe đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao và trao đổi với bạn cảm nghĩ của em. |
- HS lắng nghe. - HS bày tỏ cảm xúc. - HS chuẩn bị vào bài học. - HS đọc đề bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS quan sát. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 12.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 11: Sáng tháng năm
Giáo án Bài 13: Vườn của ông tôi
Giáo án Bài 14: Trong lời mẹ hát
Giáo án Bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây