Giáo án Tờ báo tường của tôi | Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Tờ báo tường của tôi sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Tờ báo tường của tôi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tờ báo tường của tôi. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện.

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ,...

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện thể hiện sự dũng cảm, tấm lòng nhân hậu của cậu bé. Cậu đã can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn để báo tin cho các chú bộ đội kịp thời cứu giúp người bị nạn.

- Hiểu được giá trị và biết làm những việc thể hiện tình yêu thương và biết quan tâm đến người khác.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu, hiểu được giá trị của tình yêu, biết quan tâm đến những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Tranh, ảnh, video về tấm gương trẻ em làm việc tốt trên phương tiện truyền thông.

- Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Qủa ngọt cuối mùa.

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu video về việc tốt của một bạn nhỏ: https://www.youtube.com/watch?v=BA_H8n_Dpks

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về một tấm gương trẻ em làm việc tốt mà em biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.24:

Giáo án Tờ báo tường của tôi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

- GV yêu cầu HS: Em hãy nêu nội dung của tranh minh họa.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: Chú bộ đội biên phòng đang cầm súng đứng gác trước cổng doanh trại. Cậu bé trong dáng vẻ đang chạy hối hả về phía chú bộ đội.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Không gian núi rừng lúc chiều tối. Cậu bé trong trang phục dân tộc Nùng đang sải bước chạy về phía đồn biên phòng. Chúng ta tò mò muốn biết vì sao chú bé lại chạy hối hả, vội vã như vậy? Khuôn mặt của chú bé lộ rõ vẻ lo lắng. Các em sẽ nghe đọc và đọc kĩ bài đọc Tờ báo tường của tôi đề tìm câu trả lời...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tờ báo tường của tôi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong câu chuyện

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát video.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

................................

................................

................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về chủ ngữ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Luyện tập về chủ ngữ, biết đặt câu có chủ ngủ là người, vật, hiện tượng tự nhiên,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có chủ ngữ theo yêu cầu, đặt câu hỏi cho chủ ngữ, tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu,…).

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kiến thức tiếng Việt của em”

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS sử dụng thiết bị điện tử, máy tính bảng tham gia trò chơi theo link:

https://quizizz.com/join?gc=721243&source=liveDashboard

- GV tổng kết lại trò chơi, tuyên dương nhóm trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.

- GV dẫn dắt vào bài hoc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm chủ ngữ thích hợp thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm chủ ngữ thích hợp trong câu.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.26.

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại các đoạn thơ, đoạn văn, dự kiến câu trả lời.

+ HS làm việc nhóm (4 HS) thống nhất câu trả lời.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:

Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước. Bầu trời đầy mây đen và chớp giật loé từng đợt. Na đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Cô bé nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xoá màn mưa. Dưới lòng đường, người và xe di chuyển hối hả. Cả dãy phố hầu như không có một mái hiên nào đưa ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhả bảo mẹ kéo mải hiện ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa...

(Theo La Nguyễn Quốc Vinh)

Hoạt động 2: Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu. Viết các câu vào vở.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu. Viết các câu vào vở.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS

- GV đưa ra đáp án gợi ý:

+ a. Lan thích giúp đỡ bạn bè trong lớp.

+ b. Con sóc nhảy nhót, chuyển từ cảnh này sang cảnh khác.

+ c. Gió thổi vi vu

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS vỗ tay.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS đọc yêu cầu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

................................

................................

................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Biết viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

* Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

* Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 2 đội đối đầu chơi trò chơi đoán nhân vật qua các dấu hiệu biết trước.

- GV đưa ra các gợi ý để 2 đội đoán ra tên nhân vật văn học. Đội nào giơ tay sẽ giành được quyền trả lời trước. Nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

- GV trình chiếu câu hỏi và bắt đầu trò chơi:

Câu 1: Cô gái không được đi dự hội, bị mẹ con dì ghẻ hãm hại rồi hóa thân thành khung cửi, chú chim vàng anh,...

Câu 2: Cô bé sống trên hòn đảo ngập tràn không khí âm nhạc ở Cu-ba, không được phép chơi trống nhưng cô bé vẫn thực hiện được ước mơ khi tham gia ban nhạc của chị gái.

Câu 3: Chàng trai cùng với 3 người bạn với phép thuật và sức khỏe phi thường đi diệt yêu quái giúp người dân khỏi nguy hiểm.

Câu 4: Cậu bé lên ba không biết đi không biết nói, đánh giặc giúp người dân rồi bay lên trời cùng ngựa sắt.

Câu 5: Hai bạn nhỏ được một bà tiên giúp đỡ, vượt qua nhiều thử thách, đi qua nhiều xứ sở để tìm chú chim xanh về chữa bệnh chi bạn hàng xóm.

- GV để lần lượt HS trả lời rồi đưa ra đáp án sau mỗi câu:

+ Câu 1: Cô Tấm.

+ Cô bé Mi-lô.

+ Câu 3: Cẩu Khây (Bốn anh tài).

+ Câu 4: Thánh Gióng.

+ Câu 5: Tin-tin và Mi-tin.

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định yêu cầu đề bài.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học.

b. Cách thức tiến hành

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong hoạt động Viết ở Bài 4 các em đã được hưởng dẫn tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học. Dựa vào kết quả tìm ý đó, tiết này các em sẽ thực hành viết đoạn văn.

- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

- GV có thể giải thích thêm nếu HS có câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: viết đoạn văn vào vở.

Hoạt động 2: Hỗ trợ HS trong quá trình viết đoạn văn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Hoàn thành đoạn văn đã viết.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS viết theo các ý đã tìm ở bài học trước.

- GV bao quát lớp, giúp HS viết bài và những HS có những hạn chế về kĩ năng viết.

- GV xem qua bài của HS, trao đổi, góp ý hướng dẫn riêng nếu HS chưa làm tốt.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS nêu câu hỏi (nếu có).

- HS luyện tập viết đoạn văn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

................................

................................

................................

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 4: Quả ngọt cuối mùa

Giáo án Bài 6: Tiếng ru

Giáo án Bài 7: Con muốn làm một cái cây

Giáo án Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

 

Đánh giá

0

0 đánh giá