Giáo án Thế kỉ | Cánh diều Toán lớp 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 4 Bài 16: Thế kỉ sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán lớp 4 Bài 16 (Cánh diều): Thế kỉ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết được thế kỉ cũng là một đơn vị đo thời gian và xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thế kỉ.

- Phát triển các năng lực toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK và băng giấy vẽ sơ đồ về năm sinh của mỗi người trong gia đình trong phần khởi động (nhằm gợi nên biểu tượng về trục thời gian).

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

GV chiếu hình ảnh phần khởi động:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 16: Thế kỉ | Cánh diều

Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của bạn Voi: “Chúng ta đang sống ở thế kỉ nào? Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?”

- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với kiến thức về thế kỉ. Cô trò mình sau đây sẽ cùng tìm hiểu trong “Bài 16: Thế kỉ

- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời.

Trả lời:

+ Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21.

+ 1 thế kỉ = 100 năm

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo thời gian: thế kỉ

b. Cách thức tiến hành:

GV yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm về thông tin trong SGK:

+ 1 thế kỉ = 100 năm

+ Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ thứ I).

+ Từ năm 1010 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).

….

+ Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX).

+ Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

- GV giới thiệu: “Các em thấy đấy, các năm được đánh số để dễ phân biệt, các thế kỉ cũng như vậy. Chúng ta thường dùng chữ số La Mã để đánh số cho thế kỉ.”

- GV tổ chức trò chơi “Đố năm – thế kỉ

+ GV hỏi, các HS còn lại giơ tay trả lời.

Ví dụ: GV hỏi: Năm 101 thuộc thế kỉ thứ mấy?; năm 2023 thuộc thế kỉ thứ mấy?; Thế kỉ X kéo dài từ năm nào đến năm nào?; Thế kỉ XV kéo dài từ năm nào đến năm nào?;…

HS trả lời: ….

+ GV tuyên dương HS trả lời nhiều câu hỏi nhất và chính xác nhất.

→ GV chốt lại kiến thức:

1 thế kỉ = 100 năm; 100 năm = 1 thế kỉ

+ GV nhắc HS ghi nhớ quan hệ giữa thế kỉ và năm theo cả hai chiều.

+ GV hướng dẫn HS cách nhận biết một năm thuộc thế kỉ nào.

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, ghi vở, đồng thanh.

+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

Nhận biết năm thuộc thế kỉ nào.

- Chuyển đổi đơn vị đo thời gian từ thế kỉ sang năm, từ năm sang thế kỉ.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Quan sát sơ đồ ở trên:

a) Đọc năm sinh của mỗi người trong gia đình của bạn Dung và cho biết năm đó thuộc thế kỉ nào.

b) Hiện tại đang là năm bao nhiêu? Thuộc thế kỉ nào?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 16: Thế kỉ | Cánh diều

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện theo yêu cầu của từng câu.

- GV có thể chuẩn bị một băng giấy vẽ sơ đồ về năm sinh của mỗi người trong gia đình như tranh minh họa để gợi nên biểu tượng về trục thời gian cho HS.

- GV lưu ý HS khi làm câu a: HS trả lời đầy đủ, ví dụ: “Bố bạn Dung sinh năm 1983, năm đó thuộc thế kỉ…”

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm.

- GV chữa bài.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Số ?

1 thế kỉ = ? năm

4 thế kỉ = ? năm

100 năm = ? thế kỉ

9 thế kỉ = ? năm

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện chuyển đổi đơn vị đo thời gian từ thế kỉ sang năm, từ năm sang thế kỉ.

- GV cho HS đổi vở kiểm tra kết quả và nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài.

- GV khuyến khích HS tự nêu ví dụ rồi đố bạn thực hiện.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

a) Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) sinh năm 226. Bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248. Hỏi Bà Triệu sinh vào thế kỉ nào? Khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bà bao nhiêu tuổi?

b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy, Nguyễn Trãi sinh năm nào? Thuộc thế kỉ nào?

c) Bác Hồ sinh năm 1890. Như vậy, Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?

- GV cho HS thảo luận theo cặp/nhóm 4, và trả lời các câu hỏi.

- GV gợi mở một số ý:

+ Câu a: Để biết Bà Triệu lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm bao nhiêu tuổi, ta thực hiện phép tính gì?

+ Câu b: Để biết năm sinh của Nguyễn Trãi, ta thực hiện phép tính gì?

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV đánh giá, chữa bài.

- Nếu có thời gian, GV có thể giới thiệu thông tin về ba nhân vật lịch sử được nhắc đến trong bài:

+ Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)

https://www.youtube.com/watch?v=rXhquyRxX5Q

+ Nguyễn Trãi

https://www.youtube.com/watch?v=Kg0V2OK3loE

+ Bác Hồ

https://www.youtube.com/watch?v=8kPLVYImT3k

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Hãy cho biết những sự kiện sau thuộc thế kỉ nào.

Giáo án Toán lớp 4 Bài 16: Thế kỉ | Cánh diều

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 người hoặc nhóm bàn, thảo luận về thông tin trong SGK.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- Nếu có thời gian, GV có thể phát video giới thiệu về bốn cuộc cách mạng lớn của thế giới:

https://www.youtube.com/watch?v=-GWj0WkYp9A

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) Bố của Dung sinh năm 1983. Năm đó thuộc thế kỉ XX.

Mẹ của Dung sinh năm 1986. Năm đó thuộc thế kỉ XX.

Anh Hà sinh năm 2009. Năm đó thuộc thế kỉ XXI.

Dung sinh năm 2014. Năm đó thuộc thuộc thế kỉ XXI.

b) Ví dụ:

Năm nay là năm 2023, thuộc thế kỉ XXI.

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

1 thế kỉ = 100 năm

4 thế kỉ = 400 năm

100 năm = 1 thế kỉ

9 thế kỉ = 900 năm

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) sinh năm 226. Vậy Bà Triệu sinh vào thế kỉ III.

Khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bà có số tuổi là:

248 – 226 = 22 (tuổi)

b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:

1 980 – 600 = 1 380

Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.

c) Bác Hồ sinh năm 1890. Như vậy Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết qủa:

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra khoảng từ năm 1784. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khoảng từ năm 1870. Năm đó thuộc thế kỉ XIX.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khoảng từ năm 1969. Năm đó thuộc thế kỉ XX.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra khoảng từ năm 2000. Năm đó thuộc thế kỉ XX.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Toán 4 Cánh diều Bài 16: Thế kỉ

Để mua Giáo án Toán 4 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều, chi tiết khác:

Giáo án Bài 15: Giây

Giáo án Bài 17: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Giáo án Bài 18: Luyện tập

Giáo án Bài 19: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

 

Đánh giá

0

0 đánh giá