10 câu Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ lớp 6 - Cánh diều

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ

Câu 1. Các tư liệu, tranh ảnh là thứ không nên có trong bài nói, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Các tư liệu tranh ảnh giúp bài nói sinh động hơn, vì thế đây là những vật cần thiết cho bài nói.

Câu 2. Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình, các em không cần thực hiện bước nào dưới đây?

A. Gọi điện và hẹn gặp người mà mình sẽ định kể

B. Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể

C. Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

D. Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan

Đáp án: A

Giải thích:

Chúng ta nhớ lại trải nghiệm đó và không cần gọi điện và hẹn gặp người mà mình sẽ định kể.

Câu 3. Người nói khi trình bày sẽ sử dụng đại từ nhân xưng nào để tạo tính khách quan?

A. Tớ

B. Em

C. Cháu

D. Tôi

Đáp án: D

Giải thích:

Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất, thường xưng "tôi".

Câu 4. Trong bài nói, người kể thường sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Đáp án: A

Giải thích:

Trong bài nói, người kể sử dụng ngôi thứ nhất.

Câu 5. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một sự kiện đáng nhớ của em về người thân hoặc đối tượng nào đó, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Kể lại trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một sự kiện đáng nhớ của em về người thân hoặc đối tượng nào đó.

Câu 6. Người nghe không có nhiệm vụ gì dưới đây?

A. Lắng nghe chăm chú

B. Chuẩn bị dàn ý cho người nói trình bày

C. Khích lệ người nói bằng các cử chỉ, nét mặt

D. Đặt ra các câu hỏi thắc mắc

Đáp án: B

Giải thích:

Người nghe không có nhiệm vụ chuẩn bị dàn ý cho người nói trình bày.

Câu 7. Người nói chỉ cần làm tốt bài nói, không có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi của người nghe, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi nói, người nói phải lắng nghe và giải đáp câu hỏi của người nghe.

Câu 8. Phần kể lại diễn biến vấn đề sẽ được sắp xếp vào quãng nào trong bài nói?

A. Mở đầu bài nói

B. Nội dung chính của bài nói

C. Kết thúc bài nói

Đáp án: B

Giải thích:

Đó là phần được kể trong nội dung chính của bài nói.

Câu 9. Mở đầu bài nói, chúng ta cần làm gì?

A. Nêu lý do xuất hiện trải nghiệm

B. Trình bày diễn biến trải nghiệm

C. Chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể

D. Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các bạn

Đáp án: C

Giải thích:

Mở đầu bài nói, chúng ta cần chào hỏi, giới thiệu bản thân và sự việc sẽ kể.

Câu 10. Sắp xếp các nội dung sau vào từng bước của quy trình nói sao cho hợp lý.

Tìm ý và lập dàn ý

Chuẩn bị

Nói và nghe

Kiểm tra và chỉnh sửa

Đáp án: 

Trình tự trình bày được sắp xếp như sau:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Nói và nghe

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tập làm thơ lục bát

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ

Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

Trắc nghiệm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 59, 60

Trắc nghiệm Lý thuyết Từ đa nghĩa

Đánh giá

0

0 đánh giá