Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án POWERPOINT chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án PPT Khoa học tự nhiên 8.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 Bài 43: Quần xã sinh vật
.....................................
.....................................
.....................................
Tài liệu có 32 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án POWERPOINT KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 43: Quần xã sinh vật.
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 43: Quần xã sinh vật
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về quần xã sinh vật.
- Giao tiếp hợp tác: Tương tác, chia sẻ tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về quần xã, một số đặc trưng cơ bản của quần xã và bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
+ Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy được ví dụ minh họa.
+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy ví dụ được một số quần xã ở địa phương; tìm hiểu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học để tuyên truyền trong cộng đồng về các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế tò mò, giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, chủ động tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của học sinh (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Trong một khoảng không gian xác định luôn có nhiều quần thể cùng tồn tại tạo nên một cấp độ tổ chức sống cao hơn, đó là quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 43. Quần xã sinh vật. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. - Các đặc trưng cơ bản của quần xã gồm: độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm quần xã sinh vật.
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
b) Nội dung
- Quan sát hình 43.1 kết hợp với thông tin đã được học và tìm hiểu. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1, 2.
c) Sản phẩm
- Các câu trả lời của học sinh.
1. Một số quần thể có trong Hình 43.1: Quần thể hoa sen, quần thể vịt, quần thể rong, quần thể cua, quần thể cá rô phi, quần thể chuồn chuồn, quần thể bướm,…
2. Quần xã sinh vật vùng sa mạc. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể xương rồng, quần thể cây bao báp, quần thể thằn lằn,…
- Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể cây dương xỉ, quần thể cây chuối hột, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể hổ,…
d) Tổ chức thực hiện:
................................................
................................................
................................................
Xem thêm các bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, chi tiết khác:
Giáo án PPT Bài 42: Quần thể sinh vật
Giáo án PPT Bài 44: Hệ sinh thái
Giáo án PPT Bài 45: Sinh quyển
Giáo án PPT Bài 46: Cân bằng tự nhiên
Giáo án PPT Bài 47: Bảo vệ môi trường
Để mua Giáo án PPT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc