100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí có đáp án | Cánh diều

287

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí Cánh diều có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Kí có đáp án

ĐỌC

Kiến thức Ngữ văn trang 50

Câu 1: Kí là gì? 

Trả lời: 

- Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

Câu 2: Kí được chia làm mấy loại? Kể tên? 

Trả lời: 

- Kí được chia làm 2 loại:

+ Kí trữ tình gồm: tùy bút, nhật kí….
+ Kí tự sự gồm: phóng sự, kí sự, hồi kí, truyện kí, bút kí (có người xếp bút kí vào loại trung gian giữa tự sự và trữ tình).

Câu 3: Nêu đặc trưng cơ bản của kí.

Trả lời: 

 - Những đặc trưng cơ bản của kí: 

+ Tính xác thực của kí trước hết là ở việc trình bày người thật việc thật. Đó là những sự kiện, những địa danh, những tên người, những con số có thật. Vì gắn chặt vào người thật việc thật, nên kí mang tính thời sự cao phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết sự thật, những thông tin thực tế của người đọc.

+ Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật người trần thuật thường là tác giả, đóng vai trò người chứng kiến, để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí.

Câu 4: Ngôi kể là gì? Có mấy loại ngôi kể? 

Trả lời: 

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

- Có hai loại ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 5: Ngôi kể thứ 3 là gì? Nêu tác dụng. 

Trả lời: 

- Ngôi kể thứ 3: Là người ngoài cuộc, không tham gia vào câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc

- Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 6: Ngôi kể thứ nhất là gì? Nêu tác dụng. 

Trả lời: 

- Người kể ngôi thứ nhất thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình.

- Tác dụng: Kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 7: Từ đa nghĩa là gì? Nêu ví dụ. 

Trả lời: 

- Từ đa nghĩa: Là từ có hai nghĩa trở lên 

- Ví dụ:  ăn cơm, ăn tết,...

Câu 8: Tác dụng của từ đa nghĩa. 

Trả lời: 

- Tác dụng của từ đa nghĩa:

+ Từ nhiều nghĩa có tác dụng giúp tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt. 

+ Có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay một sự việc nào đó. 

+ Tránh lặp lại một từ được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn bản

Câu 9: Từ đồng âm là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời: 

- Từ đồng âm: Là từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau VD: đường kính, đường quốc lộ,... 

Câu 10: Tác dụng của từ đồng âm.  

Trả lời: 

- Tác dụng của từ đồng âm: Nhấn mạnh nội dung câu, làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo hiệu quả cao cho sự diễn đạt như sự liên tưởng ...

Câu 11: Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa. 

Trả lời: 

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

- Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Câu 12: Từ mượn là gì? Nêu ví dụ

Trả lời: 

- Từ mượn là những từ mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị 

- VD: Tác phẩm, xà phòng, tivi.,…

Câu 13: Khi nào chúng ta sử dụng từ mượn? 

Trả lời: 

- Chúng ta sử dụng từ mượn khi ngôn ngữ của ta không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. 

 

VĂN BẢN ĐỌC

Văn bản 1: Trong lòng mẹ

Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì? 

Trả lời: 

- Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể hồi kí.

Câu 2: “Trong lòng mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời: 

- “Trong lòng mẹ” được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là? 

Trả lời: 

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là tự sự.

Câu 4: Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” là ai? Nêu khái quát thông tin về tác giả. 

Trả lời: 

- Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” là Nguyên Hồng.

- Nêu khái quát thông tin về tác giả:

 + Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định

+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống 

+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”

+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Trong lòng mẹ”. 

Trả lời: 

- Bố cục của văn bản “Trong lòng mẹ”:

 + Đoạn 1 (từ đầu…người ta hỏi đến chứ) : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt

 + Đoạn 2 ( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng

Câu 6: Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ” là?

Trả lời: 

- Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”: Đoạn văn “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng kể lại cảm động và chân thực những cay nghiệt, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của tác giả thời thơ ấu đối với người mẹ đáng thương của mình.

Câu 7: Sự kiện chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự kiện ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

Trả lời: 

Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là sự việc cậu bé Hồng được gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa cách trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

- Sự việc ấy được tập trung kể lại trong phần (3) của văn bản.

Câu 8: Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?

Trả lời: 

- Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và suy nghĩ của nhân vật “tôi” hoàn toàn trái ngược nhau.

+ Người cô luôn kể những điều không tốt về mẹ Hồng từ ngoại hình cho tới phẩm chất tính cách

+ Còn với Hồng mẹ luôn là một người tuyệt vời, đáng kính trọng dù cho “non ròng một năm nay mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư...”. 

Câu 9: Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

Trả lời: 

- Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.

+ “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”

+ “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ, tôi ngả đầu vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi... thơm tho lạ thường”

- Nhận xét về nhân vật: Ta thấy Hồng là một chú bé yêu thương mẹ vô cùng, cậu bé luôn khao khát được gặp mẹ để được mẹ âu yếm, vuốt ve vỗ về.

Câu 10: Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?

Trả lời: 

- Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí vì nó đáp ứng những yêu cầu của thể loại này.

+ Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi chép lại sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của của tác giả qua đó nó thể hiện dòng trạng thái tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

+ Câu chuyện còn được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 11: Viết khoảng 4-5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Trả lời: 

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ” nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Nguyên Hồng đã sử dụng những hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng khiến mỗi người đọc đều thấy cảm động khi đọc tác phẩm.

Câu 12: Tóm tắt văn bản “Trong lòng mẹ”. 

Trả lời: 

Hồng là một cậu bé có cảnh ngộ đáng thương: bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô. Người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu em những điều xấu xa về mẹ để em khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Bà cô còn bảo em vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. Nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn luôn yêu thương và tin tưởng mẹ. Chiều hôm đó, khi tan học, em chợt thấy thoáng một bóng người giống mẹ. Bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy theo gọi mẹ. Khi người mẹ quay đầu lại, em được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé làm em thấy hạnh phúc và quên đi những lời độc ác của bà cô.

Câu 13: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Trong lòng mẹ”

Trả lời: 

- Nội dung: Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

- Nghệ thuật:

+ Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

+ Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực



Văn bản 2: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Câu 1: Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” thuộc thể loại gì? 

Trả lời: 

- Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” thuộc thể loại du kí.

Câu 2: “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy? 

Trả lời: 

- “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” được kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng của việc sử dụng ngôi thứ nhất là: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” là? 

Trả lời: 

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” là tự sự.

Câu 4: Tác giả của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” là ai? Nêu khái quát thông tin về tác giả. 

Trả lời: 

- Tác giả của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” là Văn Công Hùng.

- Nêu khái quát thông tin về tác giả:

- Cuộc đời:

+ Văn Công Hùng sinh ngày 19-5-1958, quê quán Điền Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

+ Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981,

 - Sự nghiệp:

+ Xung phong lên Gia Lai-Kon Tum công tác, từng làm cán bộ Sở Văn hoá thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian, phóng viên báo Văn hoá, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, giảng dạy tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Gia Lai...

+ Ông hiện là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 8, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Gia Lai.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”. 

Trả lời: 

- Bố cục của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...đầy bản sắc): Mùa lũ, kênh rạch chằng chịt của Đồng Tháp Mười.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …chiêm ngưỡng nhiều): Tràm chim của Đồng Tháp Mười.

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …con người vùng đất phương Nam): Đặc sản của Đồng Tháp Mười.

- Đoạn 4 (Tiếp theo đến …mênh mông Đồng Tháp Mười): Sen của Đồng Tháp Mười

- Đoạn 5 (Tiếp theo đến …vinh sen Đồng Tháp Mười): Khu di tích Gò Tháp của Đồng Tháp Mười.

- Đoạn 6 (Còn lại): Người dân và khu đô thị Cao Lãnh của Đồng Tháp Mười.

Câu 6: Nội dung chính của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” là?

Trả lời: 

- Nội dung chính: Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

Câu 7: Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

Trả lời: 

- Tác giả đã lựa chọn, giới thiệu những điều sau để làm nổi bật Đồng Tháp Mười: 

+ Giới thiệu về đặc điểm và vai trò của lũ với mảnh đất này

+ Về những địa danh nổi tiếng, về những món ăn quen thuộc, về nét riêng biệt loài hoa sen ở đây, khu di tích Gò Tháp, cuối cùng là về con người và nhịp sống ở nơi đây.

Câu 8: Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

Trả lời: 

Tình cảm của tác giả khi viết bài kí này là tình cảm say mê, thích thú và trân trọng mảnh đất này. 

- Được thể hiện qua một số câu văn như “Người dân ở đây vui vẻ sống, hiền lành sống,...năng động hiện đại” và “bằng nỗi khao khát .... quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy”

Câu 9: Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Trả lời: 

- Từ bài du kí trên theo em để viết một bài du kí về vùng đất mới cần phải đặc biệt chú ý giới thiệu những đặc điểm nổi bật, riêng khác của mảnh đất đó để người đọc khi đọc bài du kí đó sẽ lưu lại những ấn tượng sâu sắc.

- Đồng thời qua bài kí cũng cần thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của mình về vùng đất mới đó. 

Câu 10: Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?

Trả lời: 

- Nếu được đến thăm Đồng Tháp Mười thì em sẽ đi thăm “Khu du tích Gò Tháp” đầu tiên vì em thấy nơi này rất ý nghĩa theo như tác giả mô tả.

Câu 11: Tóm tắt văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”.

Trả lời: 

Bài kí đã nêu lên những vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười. Nhắc đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ – nguồn sống của cư dân miền này. Thứ hai là tràm chim, sự kết hợp giữa rừng chàm và chim thì dày đặc như vườn. Thứ ba là đặc sản của vùng món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Thứ tư là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen vươn lên giữa nắng đầy kiêu hãnh và tự tin khoe sắc. Thứ năm là khu di tích Gò Tháp – di tích quốc gia. Cuối cùng là người dân hiền lành, năng động và khu đô thị Cao Lãnh hiện đại trẻ trung.

Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”. 

Trả lời: 

- Nội dung: Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

- Nghệ thuật: 

+ Giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn

+ Kết hợp giữa tự sự và miêu tả

+ Ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi

 

Thực hành tiếng Việt trang 59

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời: 

- Từ đa nghĩa: Là từ có hai nghĩa trở lên 

- Ví dụ: đi (di chuyển), đi (mất, chết)

Câu 2: Tác dụng của từ đa nghĩa. 

Trả lời: 

- Tác dụng của từ đa nghĩa:

+ Từ nhiều nghĩa có tác dụng giúp tăng tính đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt. 

+ Có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để mô tả một vấn đề, một vật hay một sự việc nào đó. 

+ Tránh lặp lại một từ được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn bản

Câu 3: Từ đồng âm là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời: 

- Từ đồng âm: Là từ có cách phát âm và chữ viết giống nhau VD: đường kính, đường quốc lộ,...

Câu 4: Tác dụng của từ đồng âm.  

Trả lời: 

- Tác dụng của từ đồng âm: Nhấn mạnh nội dung câu, làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo hiệu quả cao cho sự diễn đạt như sự liên tưởng ...

Câu 5: Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa. 

Trả lời: 

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

- Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Câu 6: Từ mượn là gì? Nêu ví dụ

Trả lời: 

- Từ mượn là những từ mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị 

- VD: Tác phẩm, xà phòng, tivi.,…

Câu 7: Khi nào chúng ta sử dụng từ mượn? 

Trả lời: 

- Chúng ta sử dụng từ mượn khi ngôn ngữ của ta không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. 

Câu 8: Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

Chân:

a, Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng)

b, Dù ai nói ngả, nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

(Ca dao)

c, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)

Chạy:

a, Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân… (Cao Duy Sơn)

b, Xe chạy chầm chậm. (Nguyên Hồng)

c, Vào Thanh Hoá đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

d, Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)

Trả lời: 

Chân

a, Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng

b, Phần ở dưới, để làm trụ giữ thăng bằng cho vật

c, Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi

- Chạy

a, Di chuyển nhanh, bằng bước chân

b, Phương tiện giao thông di chuyển trên đường

c, Giúp đỡ lo liệu cho mọi việc nhanh chóng xong xuôi

d, Trải dài, nằm trải ra thành một dải dài bất tận.

Câu 9: Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).

Mũi: mũi dao, mũi súng, mũi đất, mũi quân, mũi thuyền,…

Trả lời: 

- Lưỡi: Lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao,...

- Miệng: Miệng hố, miệng giếng, miệng hang,...

Câu 10: Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:

a, Chín:

Quýt nhà ai chín đỏ cây

Hỡi em đi học, hây hây má tròn.

(Tố Hữu)

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(Tục ngữ)

b, Cắt:

Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Sự tích Hồ Gươm)

Việc làm khắp chốn cùng nơi

Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.

(Ca dao)

Bài viết bị cắt một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê)

Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được. (Tô Hoài)

Trả lời: 

a.

Chín (1): Tính từ chỉ từ quả xanh đã chuyển sang chín có thể ăn được

Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.

Chín (1) chín (2) là từ đa nghĩa

Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.

Chín (3): Số từ chỉ số lượng, chỉ nhiều

Chín (2) chín (3) là từ đồng âm

b. Cắt (1): Chỉ một loài chim, nhanh nhẹn

Cắt (2): Động từ chỉ việc làm đứt một vật gì đó

Cắt (3): Tách ra lược bỏ bớt một phần nào đó.

Cắt (4): Chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó

Cắt (1), cắt (2), cắt (3), cắt (4) là từ đồng âm

Câu 11: Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.

Từ tiếng Pháp: automobile, tournevis, carton, sou, képi, câble.

Từ tiếng Anh: TV (televỉsion).

a, Đó là lần đầu tiên tôi thấy ô tô. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

b, Lúc đó, tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

c, Khi tôi đọc sách, mọi thông tin vào đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

d, Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lẻn lấy 2 xu để làm tiền lộ phí. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

e, Tôi khấn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

Trả lời: 

a. ô tô : tiếng pháp

b. xu: tiếng pháp

c. tuốc nơ vít: tiếng pháp

d. ti vi: tiếng anh

e. các tông: tiếng pháp

Câu 12: Theo em, có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ thuần Việt không? Vì sao?

Trả lời: 

- Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ thuần Việt bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa

Câu 13: Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn (khoảng 4-5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?

Trả lời: 

Trong bài viết “Về từ ngọt” khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua năm giác quan. Đầu tiên là vị giác một cảm nhận mà không ai là không biết. “Ngọt” còn được cảm nhận qua khứu giác qua mùi thơm của các loại đồ ăn. “Ngọt” còn được cảm nhận qua thị giác khi ngắm nhìn ngày xuân ngọt nắng. Đôi khi chúng ta còn cảm nhận được sự “ngọt” ở giọng nói “ngọt như mía lùi” khi này từ “ngọt” đã được cảm nhận bằng thính giác. Tóm lại, ta có thể thấy rằng nghĩa của từ ngọt thật phong phú.





THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Thời thơ ấu của Hon-đa

Câu 1: Văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” thuộc thể loại gì? 

Trả lời: 

- Văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” thuộc thể loại hồi kí.

Câu 2: “Thời thơ ấu của Hon- đa” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời: 

- “Thời thơ ấu của Hon- đa” được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” là? 

Trả lời: 

- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” là tự sự.

Câu 4: Tác giả của văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” là ai? Nêu khái quát thông tin về tác giả. 

Trả lời: 

- Tác giả của văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” là Soichiro Honda. 

- Nêu khái quát thông tin về tác giả:

+ Soichiro Honda sinh ngày 17/11/ 1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu), hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture ( Nhật Bản). 

+ Khi còn nhỏ, Shoichiro luôn quanh quẩn bên bố, xem ông làm việc và qua đó ông đã học được cách tự làm đồ chơi cho mình. 

+ Ông bắt đầu đi từ nghề giúp việc, trông trẻ con, làm thợ trong xưởng sửa xe, bằng sự nỗ lực về đam mê bất tận ông dù gặp không ít khó khăn trong công việc nhưng ông chưa bao giờ nản chí để bây giờ chúng ta có công ty Honda vang danh toàn cầu.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa”. 

Trả lời: 

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến không diễn tả được): Xuất thân và tuổi thơ của nhân vật tôi.

+ Phần 2 (tiếp đến cõng em chạy đi xem): Quãng thời gian đi học và niềm hứng thú của nhân vật tôi với ô tô

+ Phần 3 (còn lại): Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay của nhân vật tôi.

Câu 6: Nội dung chính của văn bản “Thời thơ ấu của Hon- đa” là?

Trả lời: 

- Nội dung chính: Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.

Câu 7:  Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời: 

Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc đó là

+ Nhận ra sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa

+ Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ

+ Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp

+ Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tả cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.

+ Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công

Câu 8: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trả lời: 

- Em ấn tượng nhất với sự việc nhân vật “tôi” dí mũi xuống đất để ngửi mùi dầu máy xe ô tô chạy qua sự việc này vừa thể hiện sự ngây ngô vừa thể hiện sự đam mê, say sưa với động cơ, máy móc của nhân vật “tôi”

Câu 9: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời: 

Đặc điểm của hồi kí được thể hiện qua việc nó tái hiện lại những sự việc xảy ra trong quá khứ, thể hiện tâm trạng của nhân vật.

- Có tính xác thực vì sự việc được ghi lại trong quãng thời gian cụ thể mốc thời gian có địa điểm cụ thể và nhân vật cụ thể.

Câu 10: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời: 

- Theo em những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-da có liên quan mật thiết đến sự nghiệp của ông:

+ Ngay từ nhỏ ông đã đam mê động cơ, máy móc

+ Ông đã ước mơ rằng “Biết đâu, có lúc nào đó mình sẽ làm được chiếc xe như thế nhỉ?” 

+ Ông có sự kiên trì, không khuất phục trước những khó khăn thử thách khi tìm mọi cách để có thể xem tận mắt máy bay.

Câu 11: Tóm tắt văn bản “Thời thơ ấu của Hon-đa”. 

Trả lời: 

Hon-đa sinh năm 1906 tại tỉnh Si-dư-ô-ca. Nhà Hon-đa rất nghèo nhưng từ bé cậu đã bộc lộ đam mệ với công việc của cha – nghề rèn. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động là Hon-đa cảm thấy sung sướng. Suốt thời gian tiểu học, câu cực mê pin, cân, ống nghiệm và máy móc. Thậm chí khi thấy một chiếc ô tô về làng thì lập tức đuổi theo hít lấy hơi dầu. Khi đang học lớp 2, cậu đã trốn nhà, tự đạp xe đạp 20km đến buổi biểu diễn máy bay. Vì không đủ tiền mua vé nên cầu liền treo lên cây thông để xem. Sau đó, câu thỏa mãn khát vọng và ăn mặc bắt chước những người phi công lái máy bay.

Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật chính của văn bản “Thời thơ ấu của Hon-đa” 

Trả lời: 

- Nội dung: Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. 

- Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể hồi kí khiến câu chuyện trở nên chân thực; sự việc, số liệu, thời gian chính xác, ngôi kể phù hợp bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm lồng ghép trong mỗi câu chuyện hồi tưởng lại.

 

VIẾT 

Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Câu 1: Kỉ niệm là gì? Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân là gì? 

Trả lời: 

- Kỉ niệm là những câu chuyện còn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người

Câu 2: Để viết một bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân, chúng ta cần thực hành theo mấy bước? Kể tên.

Trả lời: 

- Để viết một bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân, chúng ta cần thực hành theo 4 bước. Đó là:

+ Chuẩn bị

+ Tìm ý và lập dàn ý

+ Viết

+ Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 3: Lập dàn ý cho bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học. 

Trả lời: 

Dàn ý tham khảo:

1, Mở bài

Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:

- Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.

- Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về kỉ niệm:

- Thời gian diễn ra: lớp 5

- Kỉ niệm với cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy văn.

+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.

b, Thuật lại kỉ niệm

- Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)

+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.

+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.

+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp

- Diễn biến và cao trào của câu chuyện:

+ Ngày 20/11 sắp đến, ai cũng muốn chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn cô.

+ Bản thân cũng muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo nhưng không có điều kiện kinh tế tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô.

+ Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo.

+ Cao trào của câu chuyện: cô nhận được quà, rất bất ngờ nhưng cố nén, không hỏi ai là người tặng. Trong giờ học cô đi vòng quanh lớp quan sát học sinh viết bài. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành.

- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:

+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất.

+ Cô tặng lại cho em một quyển sách Hạt giống cho tâm hồn.

3. Kết bài

- Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.

Câu 4: Hãy chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời: 

Bài mẫu tham khảo

Chuyện là thế này các bạn ạ. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi. Chiều hôm ấy, cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề! Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi. Kỉ niệm ấy làm tôi nhớ đến tận bây giờ.



NÓI VÀ NGHE

Kể về một kỉ niệm của bản thân

Câu 1: Theo em, khi chia sẻ kỉ niệm của bản thân với những người xung quanh, nó sẽ giúp cho mối quan hệ của chúng ta như thế nào? Vì sao? 

Trả lời: 

- Theo em, khi chia sẻ kỉ niệm của bản thân với những người xung quanh, nó sẽ giúp cho mối quan hệ của chúng ta thêm gắn kết. Vì khi chúng ta chịu mở lòng, chia sẻ kỉ niệm của bản thân với những người xung quanh, họ sẽ lắng nghe và có thể cũng mở lòng mà kể về kỉ niệm của họ hoặc bày tỏ ý kiến, tình cảm với những kỉ niệm mà ta vừa kể cho họ nghe. 

Câu 2: Mục đích của em khi kể về một kỉ niệm của bản thân với mọi người là gì? 

Trả lời: 

- Mục đích của em khi kể về một kỉ niệm của bản thân với mọi người là: em muốn chia sẻ, giãi bày kỉ niệm đáng nhớ cũng như chia sẻ tâm tư, tình cảm về kỉ niệm của mình với mọi người.

Câu 3: Để kể về một kỉ niệm của bản thân em cần lưu ý điều gì? 

Trả lời: 

- Để kể về một kỉ niệm của bản thân em cần lưu ý:

+ Xác định kỉ niệm mình sẽ kể

+ Xây dựng dàn bài cho bài kể miệng

+ Phân biệt cách nói miệng sẽ cần tạo sức lôi cuốn, chú ý của người nghe vào bài trình bày của mình, cần thay đổi một số câu từ cho phù hợp với một bài nói.

Câu 4: Lập dàn ý chi tiết cho bài nói kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân. 

Trả lời: 

Dàn ý mẫu:

a. Mở bài

- Gửi lời chào tới tất cả những người sẽ lắng nghe câu chuyện mình kể

- Dẫn dắt để kể câu chuyện đó: Cuối tuần vừa rồi, trong tiết sinh hoạt lớp, em đã được cô giáo tuyên dương trước lớp vì hành động đẹp của mình.

b. Thân bài

- Hoàn cảnh và diễn biến:

+ Hôm đó, khi đang đi chơi trên sân trường thì em phát hiện một chiếc ví nhỏ nằm trong bồn hoa

+ Cầm lên xem, em thấy trong đó có rất nhiều tiền mặt, các loại thẻ và giấy tờ cá nhân của một người tên là Kim Dung

+ Đó là lần đầu em được cầm trên tay số tiền nhiều đến vậy, sự hấp dẫn vô cùng lớn

+ Tuy nhiên, em đã chống lại được những suy nghĩ xấu và mang ví đến gặp cô chủ nhiệm

+ Khi nghe em trình bày xong, cô đã mỉm cười và khen em là học sinh tốt, trung thực

+ Ngày hôm sau, chủ nhân chiếc ví đã được tìm thấy, đó là một vị phụ huynh đến đón con, do không cẩn thận đã để rơi ví ra ngoài

+ Cô ấy có tìm đến cảm ơn em, ngỏ ý muốn mua quà cảm ơn nhưng em đã từ chối

+ Trong tiết sinh hoạt lớp hôm đó, cô giáo đã tuyên dương em trước tập thể lớp

- Kết quả

+ Em rất vui và hãnh diễn khi nhận được lời khen của cô, cùng ánh mắt thán phục của các bạn trong lớp

c. Kết bài

+ Sau lần đó, em càng thêm có động lực để học tập, rèn luyện tốt hơn nữa.

 

Tự đánh giá: Thẳm sâu Hồng Ngài

Đọc văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 68, 69) và trả lời các câu hỏi.

THẤM SÂU HỒNG NGÀI

Đường vào Hồng Ngài vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng. Sau đoạn đường đất đầu tiên, đi thẳng xuống con đường phía đang làm dang dở, đi xuống những đoạn dốc dựng đứng của một con thác, cuối cùng chúng tôi đến với bản đầu tiên.

Đây cũng là bản duy nhất cho đến tận khi đến được với Hồng Ngài, cách nhau gần 7 ki-lô-mét. Hồng Ngài xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản bởi những con dốc dài nối nhau đi rụng rời chân mà vẫn không hết, Núi non sông nước trùng trùng, những mái nhà lúp xúp xa xa, thấp thoáng sau những cánh đồng, khuất sau những khe núi...

Chúng tôi đi vòng qua những thửa ruộng bậc thang đã gặt trụi, vài con trâu chậm rãi nhai cỏ, tiếng đập lúa giã gạo trong tiếng nước chảy đều đặn. Đoạn đường đi ngược lên qua rất nhiều ngã ba mà chúng tôi không thể hỏi được đường ai vì xung quanh không có lấy một nhà dân, một bóng người hay tiếng chó sủa nào. Cứ đi theo bản năng và cảm giác của bản thân mà bước tới. Đường dốc và trơn hơn bên ngoài rất nhiều, chiếc ba lô mang theo cứ muốn trĩu đôi vai xuống. Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả đã giành chỗ của những cánh đồng lúa từ lúc nào. Cho đến lúc này, chúng tôi đang đi xuyên trong rừng rậm, xuyên qua những rừng thảo quả bạt ngàn, đó cũng là nguồn sản vật đem lại sự giàu có cho Hồng Ngài. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài chưa hể có đường xe máy. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân. Con đường đang được xây dựng dang dở bên ngoài dự kiến trong vài năm tới sẽ đưa vào sử dụng. Đường đã bắt đầu khởi công hai năm nay.

Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh không ngờ. Vừa tắt nắng đã thấy khí lạnh vội vã ập về và trời tối sẫm một màu. Ngã ba tiếp theo trước mặt, lại thêm một lựa chọn khó khăn. Mọi người quyết định đi thêm một tiếng nữa, nếu không thấy ngôi nhà nào sẽ quay lại bản vừa đi qua xin nghỉ lại. Sau gần nửa tiếng thì bất ngờ một vài ngôi nhà hiện ra từ phía bên kia núi.

Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này, thật sự may mắn. Những đôi chân rảo bước nhanh hơn, những mệt mỏi tan biến, nụ cười lại nở trên môi. Mấy nóc nhà nhìn thì gần thế mà phải mất thêm hơn nửa tiếng, đi xuyên ngang qua một dãy núi nữa mới tới được đến nơi. [...]

Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi đi qua, chúng tôi đặt chân đến điểm sâu nhất của tỉnh Lào Cai: Hồng Ngài – mảnh đất màu mỡ với những cánh rừng thảo quả, những ngôi nhà trình tường tuyệt đẹp. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất, vẻ đẹp của Hồng Ngài sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa trong những chuyến đi tiếp sau.

Hồng Ngài – cô gái xinh đẹp đang trở mình sau những mưa lũ đã qua.

(Theo LAM LINH, vnexpress.net)

Câu 1: Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản trên?

Trả lời: 

- Nội dung chính của văn bản: Tác giả kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du kí của văn bản này?

Trả lời: 

- Nhận xét nêu đúng tính chất du kí của văn bản: Ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua.

Câu 3: Câu nào chứa cảm xúc của người viết?

Trả lời: 

- Câu chứa cảm xúc của người viết là: Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

Câu 4: Câu nào nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài?

Trả lời: 

- Câu nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài: Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

Câu 5: Văn bản nào sau đây cùng thể du kí với văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài?

Trả lời: 

- Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng) cùng thể du kí với văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài

Câu 6: Điểm giống nhau giữa các văn bản: Trong lòng mẹThời thơ ấu của Hon-đaĐồng Tháp Mười mùa nước nổi và Thẳm sâu Hồng Ngài là gì?

Trả lời: 

- Điểm giống nhau giữa các văn bản: Trong lòng mẹThời thơ ấu của Hon-đaĐồng Tháp Mười mùa nước nổi và Thẳm sâu Hồng Ngài là: Đều kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

Câu 7: Điểm khác nhau giữa văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài so với hai văn bản Trong lòng mẹ và Thời thơ ấu của Hon-đa là gì?

Trả lời: 

- Điểm khác nhau giữa văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài so với hai văn bản Trong lòng mẹThời thơ ấu của Hon-đa là: Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

Câu 8: Câu nào sau đây có sử dụng từ mượn tiếng Pháp?

Trả lời: 

- Câu có sử dụng từ mượn tiếng Pháp là: Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

Câu 9: Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu nào sau đây?

Trả lời: 

- Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu: Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh

Câu 10: Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết 1 – 2 dòng nhận xét về con đường đến bản Hồng Ngài.

Trả lời: 

Sau khi đọc văn bản “Thẳm sâu Hồng Ngài” em thấy con đường đến được nơi đây thật khó khăn và vất vả. Để đến được đây người ta phải trải qua rất nhiều những cung đường đầy gian nan, thử thách lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, khi đến được với Hồng Ngài rồi chúng ta sẽ được đắm mình trong không gian thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đánh giá

0

0 đánh giá