Lý thuyết GDCD 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Bảo tồn di sản văn hóa

5.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

1. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

-  Di sản văn hóa gồm:

+ Di sản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ...)

+ Di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nhã nhạc cung đình, Nghệ thuật Đờn ca tải tử Nam bộ....)

Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

(Di sản văn hóa phi vật thể)

Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam

(Di sản văn hóa vật thể)

2. Ý nghĩa di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

- Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở Luật Di sản văn hóa năm 2001.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa

- Học sinh có trách nhiệm:

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa;

+ Giữ gìn các di sản văn hóa;

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Không xâm phạm các di sản văn hóa

Tham gia giữ gìn cảnh quan khu di tích

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Câu 1. Di sản nào dưới đây gắn liền với địa danh Phú Thọ (Việt Nam)?

A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử.

B. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Dân ca ví, dặm.

Đáp án đúng là: C

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương gắn liền với địa danh Phú Thọ (Việt Nam)?

Câu 2. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Tây Nguyên của Việt Nam?

A. Nghệ thuật Đờn ca tài tử.

B. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Dân ca ví, dặm.

Đáp án đúng là: B

Không gian văn hóa Cồng chiêng gắn liền với khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.

B. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.

C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.

D. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

Đáp án đúng là: D

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Câu 4. Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

B. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.

C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.

D. Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Đáp án đúng là: C

Ý kiến C không đúng vì: tất cả các di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.

Câu 5. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. địa phương này qua địa phương khác.

C. dân tộc này qua dân tộc khác.

D. đất nước này qua đất nước khác.

Đáp án đúng là: A

Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác (sgk – trang 29).

Câu 6. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Di sản văn hóa.

B. Truyền thống gia đình.

C. Thành tựu văn minh.

D. Nghề thủ công truyền thống.

Đáp án đúng là: A

Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác (sgk – trang 29)

Câu 7. Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.

D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.

Đáp án đúng là: A

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể (sgk – trang 29).

Câu 8. Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

B. Luật An ninh mạng năm 2018.

C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi và bổ sung năm 2009).

Câu 9. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể?

A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

B. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

C. Nghệ thuật Đờn ca tìa tử Nam Bộ.

D. Nghi lễ then của dân tộc Tày, Nùng.

Đáp án đúng là: A

Di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể

Câu 10. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

A. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao.

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

D. Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).

Đáp án đúng là: A

Di sản Lễ cấp sắc của dân tộc Dao được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể

Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua

A. danh lam thắng cảnh.

B. các lễ hội truyền thống.

C. cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. các di tích lịch sử - văn hóa.

Đáp án đúng là: B

Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua các lễ hội truyền thống, các tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc… (sgk – trang 24).

Câu 12. Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999?

A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Dân ca ví, dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).

D. Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang).

Đáp án đúng là: A

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Câu 13. Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009?

A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

C. Dân ca ví, dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).

D. Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang).

Đáp án đúng là: D

Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang) tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009.

Câu 14. Thấy H hay chọn điệu dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, P không thích và muốn H chọn những bài hát hiện đại, sôi động. H từ chối và giải thích: “dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Bắc Ninh. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân ca quan họ?

A. Bạn H.

B. Bạn P.

C. Cả 2 bạn H và P.

D. Không có bạn nào.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, bạn H đã biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân ca quan họ.

Câu 15. Trên đường đi học về, K và V phat hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong nôi chùa của làng. K rủ V đi báo công an nhưng V từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bạn K.

B. Bạn V.

C. Hai bạn K và V.

D. Không có bạn nào.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, bạn K đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Lý thuyết GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền

Đánh giá

0

0 đánh giá