Lý thuyết GDCD 7 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Giữ chữ tín

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín

A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

1. Chữ tín và biểu hiện của chữ tín?

- Chữ tín là niềm tin của mọi người đối với nhau. Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gin niềm tin của mọi người đối với mình.

- Biểu hiện của giữ chữ tín là: biết trọng lời hứa, đúng hẹn; thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân; trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cần giữ lời hứa

Cần đúng giờ, đúng hẹn

2. Ý nghĩa của giữ chữ tín

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống

- Góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Người giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, hợp tác, dễ thành công

Buôn bán hành giả, hàng kém chất lượng là hành vi lừa dối, không giữ chữ tín

B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. được mọi người tin tưởng.

B. không được tin tưởng.

C. bị lợi dụng.

D. bị xem thường.

Đáp án đúng là: A

Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng (sgk – trang 21).

Câu 2. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?

A. Tiết kiệm.

B. Giữ chữ tín.

C. Khiêm tốn

D. Giản dị.

Đáp án đúng là: B

Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người phải giữ chữ tín. Bởi lẽ, nó sẽ giúp chúng ta có được sự tin tưởng, tín nhiệm ủa mọi người đối với mình.

Câu 3. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào?

A. Biết quan tâm người khác.

B. Giữ chữ tín với khách hàng.

C. Biết tôn trọng người khác

D. Bội tín trong kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

Việc làm của bà A thể hiện bà là người bội tín (không giữ chữ tín) trong kinh doanh. Vì: bà A đã lấy cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, hành động đó làm mất đi niềm tin của mọi người đối với bà.

Câu 4. Đầu năm học, M hứa với mẹ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Đúng như lời đã hứa, cuối năm Mđạt danh hiệu học sinh giỏi và được cô giáo khen là ngày càng tiến bộ. Việc làm của M thể hiện đức tính nào dưới đây?

A. Tôn trọng người khác.

B. Không giữ chữ tín.

C. Giữ chữ tín.

D. Tôn trọng lẽ phải.

Đáp án đúng là: C

Sự cố gắng trong học tập đúng như lời hứa đã giúp M có được kết quả học tập tốt. Điều đó, thể hiện bạn là người biết giữ chữ tín.

Câu 5.L xin phép bố mẹ cho sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Mặc dù đang chơi rất vui nhưng L vẫn tạm biệt các bạn để về cho kịp giờ.Theo em, việc làm của L thể hiện điều gì dưới đây?

A. Liêm khiết.

B. Giữ chữ tín.

C. Yêu thương mọi người.

D. Tôn trọng lẽ phải

Đáp án đúng là: B

Không giữ đúng lời hứa của mình, thể hiện L là người biết giữ chữ tín.

Câu 6. Biểu hiện của giữ chữ tín là

A. biết giữ lời hứa.

B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

C. đến trễ so với thời gian đã hẹn.

D. không tin tưởng nhau.

Đáp án đúng là: A

- Biểu hiện của giữ chữ tín là: biết trọng lời hứa, đúng hẹn; thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân; trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Câu 7. Chữ tín là

A. coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.

B. đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và hiểu họ.

C. sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

D. niềm tin của con người đối với nhau.

Đáp án đúng là: D

- Chữ tín là niềm tin của mọi người đối với nhau (sgk – trang 21).

Câu 8. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây?

A. Yêu thương mọi người.

B. Tin tưởng người khác.

C. Biết giữ chữ tín.

D. Tôn trọng người khác.

Đáp án đúng là: C

Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phảibiết giữ chữ tín. Đó chính là ý nghĩa của giữ chữ tín.

Câu 9. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Liêm khiết.

B. Tự trọng

C. Trung thực

D. Giữ chữ tín.

Đáp án đúng là: D

Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là biểu hiện của đức tính giữ chữ tín.

Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?

A. Hứa nhưng không thực hiện.

B. Thực hiện đúng những gì đã nói.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Không tin tưởng mọi người.

Đáp án đúng là: B

Coi trọng lời hứa là biểu hiện của việc giữ chữ tín.

Câu 11. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng.

C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.

Đáp án đúng là: C

Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp là biểu hiện của giữ chữ tín. Nó sẽ giúp chúng ta có được niềm tin của mọi người đối với mình, giúp con người dễ dàng hợp tác, đoàn kết với nhau, tạo dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Câu 12. Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Giữ chữ tín .

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Liêm khiết.

D. Bao dung.

Đáp án đúng là: A

Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức giữ chữ tín. Nếu không giữ đúng lời hứa chúng ta sẽ làm mất đi niềm tin của mọi người đối mình, sẽ khó hợp tác với nhau, khó có được thành công trong công việc, cuộc sống.

Câu 13. Giữ chữ tín không thể hiện ở việc

A. biết trọng lời hứa, đúng hẹn.

B. thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân.

C. trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

D. hứa nhưng không thực hiện.

Đáp án đúng là: D

- Biểu hiện của giữ chữ tín là: biết trọng lời hứa, đúng hẹn; thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân; trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Câu 14. Đọc các tình huống dưới đây và thực hiện yêu cầu:

- Tình huống 1: H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được, H gọi điện xin lỗi P và hẹn khi khác đi.

- Tình huống 2: V hứa giúp D học tốt môn Tiếng anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D.

- Tình huống 3: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc nên vẫn giữ lại, chưa trả C.

- Tình huống 4: Anh Q mở cửa hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, trên thực tế, anh thường nhập những mặt hành không rõ nguồn gốc về bán.

Theo em, trong những tình huống trên, tình huống nào thể hiện các nhân vật đã biết giữ chữ tín?

A. Tình huống 1.

B. Tình huống 2.

C. Tình huống 3.

D. Tình huống 4.

Đáp án đúng là: B

Trong những tình huống trên, bạn V (trong tình huống 2) đã biết giữ chữ tín.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã không giữ chữ tín?

A. Anh P đến điểm hẹn đúng giờ.

B. Chị X luôn thực hiện đúng những gì đã hứa.

C. Bạn K thường nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi.

D. Anh Q luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đáp án đúng là: C

Bạn K đã không biết giữ chữ tín.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Lý thuyết GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Lý thuyết GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Đánh giá

0

0 đánh giá