Toán lớp 4 trang 16, 17 Luyện tập | Kết nối tri thức

455

Với giải bài tập Toán lớp 4 trang 16, 17 Luyện tập sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 4. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 4 trang 16, 17 Luyện tập

Giải Toán lớp 4 trang 16 Tập 1

Giải Toán lớp 4 trang 16 Bài 1: Số?

Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = (a + b) × 2

Toán lớp 4 Bài 4: Biểu thức chữ (trang 14) | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 4

Hãy tính chu vi của hình chữ nhật theo kích thước sau:

Chiều dài (cm)

Chiều rộng (cm)

Chu vi hình chữ nhật (cm)

10

7

34

25

16

?

34

28

?

Lời giải:

Chiều dài (cm)

Chiều rộng (cm)

Chu vi hình chữ nhật (cm)

10

7

34

25

16

(25 + 16) × 2 = 82

34

28

(34 + 28) × 2 = 124

Giải Toán lớp 4 trang 16 Bài 2a) Tính giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2

b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27

Lời giải:

Giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2 là:

a + b × 2 = 8 + 2 × 2 = 12

Giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27 là:

(a + b) : 2 = (15 + 27) : 2 = 21

Giải Toán lớp 4 trang 16 Bài 3: Quãng đường ABCD gồm 3 đoạn như hình vẽ dưới đây.

Toán lớp 4 Bài 4: Biểu thức chữ (trang 14) | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 4

Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:

a) m = 4 km, n = 7 km

b) m = 5 km, n = 9 km

Lời giải:

Biểu thức tính độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n

a) Với m = 4 km, n = 7 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)

b) Với m = 5 km, n = 9 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)

Đáp số: a) 17 km

b) 20 km

Giải Toán lớp 4 trang 17 Tập 1

Giải Toán lớp 4 trang 17 Bài 4a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2

b) Trong ba giá trị biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất?

Lời giải:

a) Với m = 0, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4

Với m = 1, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 1 ) = 12 : 2 = 6

Với m = 2, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12

b) Vì 4 < 6 < 12 nên trong ba giá trị tìm được ở câu a, với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá