Súng bên súng đầu sát bên đầu Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên

1.1 K

Với giải Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Tin yêu và ước vọng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài tập 1 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2:a. Súng bên súng đầu sát bên đầu

Biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ trên: ............................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

b. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên: ......................................................

Tác dụng: .....................................................................................................................

Trả lời:

a. - BPTT: điệp ngữ “súng”, “đầu”; hoán dụ “súng”, “đầu” để chỉ những người lính đồng hành bên nhau.

- Tác dụng: Khắc hoạ hình ảnh những người lính kể vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đây cũng là một biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc.

b. - BPTT: nhân hóa “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

- Tác dụng: diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa. Hai dòng thơ làm nổi bật tầm trạng của người lính: Các anh ra đi với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng không thôi xót xa bởi người thân vẫn còn sống trong hoàn cảnh nghèo khó; day dứt bởi biết họ thương nhớ mình khôn nguôi. Tâm tư thầm kín đó chỉ có những người đồng chí cùng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.

Đánh giá

0

0 đánh giá