Em đồng tình hay không đồng tinh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

165

Với giải Câu 2 trang 42 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 2 trang 42 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tinh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Trẻ em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng những việc làm phù hợp với năng lực, độ tuổi.

b. Gửi đơn khiếu nại cũng là một hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

c. Thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện lòng yêu nước của công dân.

d. Tất cả mọi người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Ý kiến a. Đồng tình, vì trẻ em cũng là những công dân của đất nước và cũng có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Theo quy định của pháp luật, trẻ em vẫn chưa đủ tuổi để thực hiện một số quyền chính trị như ứng cử, bầu cử, tuy nhiên trẻ em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng những việc làm phù hợp với độ tuổi, năng lực của bản thân.

Ý kiến b. Đồng tình, vì thông qua việc gửi đơn khiếu nại, công dân đề nghị cơ quan nhà ghi nước xem xét, xử lí, khắc phục những việc làm, hoạt động trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong tổ di t chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Ý kiến c. Đồng tình, vì thông qua việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, công dân đóng góp công sức, trí tuệ của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu mạnh hơn.

Ý kiến d. Không đồng tình, vì chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, công dân các quốc gia khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không có quyền này.

Đánh giá

0

0 đánh giá