Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 19 (Kết nối tri thức 2024): Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

6.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 19: Công nghệ và cuộc sống sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 19: Công nghệ và cuộc sống

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 19: Công nghệ và cuộc sống

I. Quy trình trồng trọt

1. Khái niệm

Là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt

2. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt

a. Làm đất, bón phân lót

* Làm đất:

- Là bước đầu tiên trong trồng trọt

- Gồm: cày, bừa, đập đất, lên luống, đào hố, …

- Tác dụng:

+ Đất tơi xốp, sạch cỏ dại

+ Hạn chế sâu, bệnh hại trong đất

+ Cây phát triển tốt, năng suất cao.

* Bón phân lót

- Là bón phân vào đất trước khi gieo trồng

- Gồm:

+ Bón theo hốc

+ Bón theo hàng

+ Bón rải trên mặt ruộng

- Tác dụng: cung cấp sẵn chất dinh dưỡng cho rễ

b. Gieo hạt, trồng cây con

* Gieo hạt:

- Gieo trực tiếp trên đồng ruộng.

- Áp dụng với:

+ Cây trồng lấy hạt: lúa, ngô, …

+ Cây rau: cải xanh, cà chua, ..

* Trồng cây con:

- Là trồng cây con từ vườn ươm ra khu sản xuất.

- Tác dụng:

+ Tránh điều kiện không thuận lợi của môi trường

+ Rút ngắn thời gian cây ngoài đồng ruộng

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt - Kết nối tri thức (ảnh 1)

c. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

- Chăm sóc:

+ Là áp dụng biện pháp kĩ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao

+ Gồm các công việc: tưới nước, tiêu nước, bón phân, tỉa cành, …

- Phòng trừ sâu, bệnh:

+ Là tập hợp các biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng

+ Gồm các công việc: vệ sinh đồng ruộng, dùng giống chống bệnh, dùng thuốc bảo vệ thực vật, …

d. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

- Là sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng để thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

- yêu cầu: đúng thời điểm, đúng phương pháp, nhanh gọn, cẩn thận

II. Một số ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt

1. Cơ giới hóa trong làm đất

- Là biện pháp phổ biến nhất trên thế giới

- Áp dụng ở: cày, bừa, lên luống, đào hố

- Tác dụng:

+ Rút ngắn thời gian

+ Giải phóng sức lao động

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Cơ giới hóa trong gieo trồng

- Áp dụng: máy gieo hạt, máy trồng cây

- Tác dụng:

+ Giảm tối đa lượng giống, cây con

+ Đảm bảo mật độ, mùa vụ

+ Nâng cao năng suất

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Giảm nguy hại sức khỏe

- Giảm chi phí nhân công

- Tiết kiệm nước tưới, phân bón

- Hiệu quả kinh tế cao

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt

- Thu hoạch nhanh

- Giảm tổn thất trên đồng ruộng

- Tăng thời vụ sản xuất

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt - Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 19: Công nghệ và cuộc sống

Câu 1. Bước đầu tiên của quy trình trồng trọt là gì?

A. Làm đất, bón phân lót

B. Gieo hạt, trồng cây con

C. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

D. Thu hoạch

Đáp án đúng: A

Giải thích: Quy trình trồng trọt gồm 4 bước:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch

Câu 2. Bước thứ hai của quy trình trồng trọt là gì?

A. Làm đất, bón phân lót

B. Gieo hạt, trồng cây con

C. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

D. Thu hoạch

Đáp án đúng: B

Giải thích: Quy trình trồng trọt gồm 4 bước:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch

Câu 3. Bước thứ ba của quy trình trồng trọt là gì?

A. Làm đất, bón phân lót

B. Gieo hạt, trồng cây con

C. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

D. Thu hoạch

Đáp án đúng: C

Giải thích: Quy trình trồng trọt gồm 4 bước:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch

Câu 4. Quy trình trồng trọt gồm mấy bước?

A. 1          B. 2

C. 3          D. 4

Đáp án đúng: D

Giải thích: Quy trình trồng trọt gồm 4 bước:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch

Câu 5. Bước thứ tư của quy trình trồng trọt là gì?

A. Làm đất, bón phân lót

B. Gieo hạt, trồng cây con

C. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

D. Thu hoạch

Đáp án đúng: D

Giải thích: Quy trình trồng trọt gồm 4 bước:

+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót

+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Bước 4: Thu hoạch

Câu 6. Có mấy cách bón lót phân?

A. 1          B. 2

C. 3          D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 cách bón lót cho cây trồng là:

+ Bón theo hốc

+ Bón theo hàng

+ Bón rải trên mặt ruộng

Câu 7. Người ta có cách bón lót nào cho cây trồng?

A. Bón theo hốc

B. Bón theo hàng

C. Bón rải trên mặt ruộng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 cách bón lót cho cây trồng là:

+ Bón theo hốc

+ Bón theo hàng

+ Bón rải trên mặt ruộng

Câu 8. Biện pháp gieo hạt được áp dụng cho loại cây trồng nào?

A. Cây trồng lấy hạt

B. Cây rau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích: Gieo hạt là biện pháp thường được áp dụng đối với một số loại cây trồng lấy hạt hoặc một số loại rau.

Câu 9. Ưu điểm của việc trồng cây con là:

A. Tránh được điều kiện không thuận lợi của cây trồng.

B. Rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng

C. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Biện pháp trồng cây con giúp cây con tránh được các điều kiện không thuận lợi của môi trường, rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Câu 10. Đâu không phải là công việc phòng trừ sâu, bệnh?

A. Vệ sinh đồng ruộng

B. Sử dụng giống chống bệnh

C. Bón phân

D. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đáp án đúng: C

Giải thích: Bón phân là công việc chăm sóc cây trồng

Câu 11. Yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:

A. Đúng thời điểm

B. Đúng phương pháp

C. Nhanh gọn, cẩn thận

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Thu hoạch cần thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp, nhanh gọn, cẩn thận để đảm bảo về số lượng vầ chất lượng sản phẩm trồng trọt.

Câu 12. Người ta ứng dụng cơ giới hóa trong mấy công việc của trồng trọt?

A. 1          B. 2

C. 3          D. 4

Đáp án đúng: D

Giải thích: Người ta ứng dụng cơ giới hóa trong:

+ Làm đất

+ Gieo trồng

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

+ Thu hoạch

Câu 13. Cơ giới hóa trong gieo trồng là:

A. Dùng máy gieo hạt

B. Dùng máy trồng cây

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích: Nhiều loại máy móc đã được áp dụng trong gieo trồng như máy gieo hạt, máy trồng cây con giúp giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất.

Câu 14. Cơ giới hóa trong gieo trồng giúp:

A. Giảm tối đa lượng giống

B. Đảm bảo mật độ

C. Đảm bảo mùa vụ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nhiều loại máy móc đã được áp dụng trong gieo trồng như máy gieo hạt, máy trồng cây con giúp giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất.

Câu 15. Kĩ sư trồng trọt là người tốt nghiệp trường:

A. Đại học ngành khoa học cây trồng

B. Cao đẳng ngành khoa học cây trồng

C. Trung cấp ngành khoa học cây trồng

D. Cả 3 đáp án trên

Từ khóa :
Công nghệ 10
Đánh giá

0

0 đánh giá