Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 (Cánh diều 2024): Một số công nghệ phổ biến

6.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến

I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1. Công nghệ luyện kim

* Tập trung vào công nghệ luyện gang và thép:

- Luyện gang:

+ Tạo ra từ quặng sắt

+ Dùng để sản xuất thép và các sản phẩm: đế, thân, vỏ máy

- Thép:

+ Sản xuất từ gang

+ Sử dụng trong các ngành công nghiệp: xây dựng, cơ khí, …

* Ưu điểm: tạo ta vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp

* Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường do khí CO2, bụi, tiếng ồn

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến - Cánh diều  (ảnh 1)

2. Công nghệ đúc

- Bản chất: Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn. Sau đó nguội dần, kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

- Các phương pháp:

+ Đúc trong khuôn cát

+ Đúc trong khuôn kim loại

- Ưu điểm:

+ Kích thước và khối lượng từ nhỏ đến lớn

+ Hình dạng và kết cấu phức tạp

+ Độ chính xác cao, giảm chi phí gia công

- Nhược điểm: Có nhiều khuyết tật

3. Công nghệ gia công cắt gọt

* Bản chất: bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

* Các phương pháp:

- Tiện:

+ Gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay

+ Chế tạo chi tiết có độ chính xác cao

- Phay:

+ Gia công chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình

+ Gia công các bề mặt có độ chính xác cao

- Khoan: Gia công các lỗ có đường kính phổ biến dưới 35 mm

4. Công nghệ gia công áp lực

* Bản chất: sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

* Các phương pháp:

- Rèn:

+ Tính dẻo, độ bền cao

+ Tạo phôi định hình có kích thước lớn

+ Phân loại: rèn tự do và rèn khuôn

- Dập:

+ Dập nóng: chế tạo chi tiết có hình dạng khối

+ Dập nguội: chế tạo chi tiết có dạng tấm mỏng

5. Công nghệ hàn

- Bản chất: tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

- Ứng dụng trong:

+ Công nghiệp xây dựng

+ Công nghiệp cơ khí

+ Công nghiệp tàu thủy

+ Công nghiệp ô tô, xe máy

- Ưu điểm: kích thước từ nhỏ đến lớn, liên kết bền vững, kín khít.

- Nhược điểm: dễ biến dạng nhiệt.

II. Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử

1. Công nghệ sản xuất điện năng

- Điện năng: là nguồn năng lượng chính phục vụ sản xuất và đời sống.

- Gồm 2 công nghệ phổ biến:

+ Công nghệ nhiệt điện: sử dụng nhiệt năng từ các nhiên liệu hóa thạch.

+ Công nghệ thủy điện: sử dụng năng lượng nước làm quay tuabin – máy phát để tạo điện năng.

2. Công nghệ điện – quang

* Đèn điện sử dụng năng lượng điện để tạo thành quang năng.

* Phân loại:

- Đèn sợi đốt:

+ Ưu điểm: giá thành thấp

+ Nhược điểm: tiêu thụ điện nhiều, hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ thấp

- Đèn huỳnh quang:

+ Ưu điểm: hiệu quả chiếu sáng cao, giá thành thấp

+ Nhược điểm: lắp đặt phức tạp, tuổi thọ thấp

- Đèn compact:

+ Ưu điểm: kết cấu nhỏ gọn, tuổi thọ cao

+ Nhược điểm: giá thành cao

- Đèn LED:

+ Ưu điểm: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ cao

+ Nhược điểm: giá thành cao

3. Công nghệ điện – cơ

- Biến đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.

- Cấu tạo động cơ điện:

+ Bộ phận đứng yên

+ Bộ phận quay

- Phân loại động cơ phổ biến:

+ Động cơ điện một chiều

+ Động cơ điện xoay chiều

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến - Cánh diều  (ảnh 1)

4. Công nghệ điều khiển và tự động hoá

- Điều khiển: tác động lên một đối tượng nào đó để đạt yêu cầu mong muốn giúp tự động hóa các hệ thống sản xuất và các hệ thống kĩ thuật.

- Tự động hóa: tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ – điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động.

5. Công nghệ truyền thông không dây

- Là công nghệ cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nối bằng dây dẫn.

- Phân loại:

+ Blutooth

+ Wifi

+ Mạng di động

+ Mạng truyền thông sử dụng sóng radio

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến

Câu 1. Bản chất của công nghệ đúc là:

A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Công nghệ đúc: Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

+ Công nghệ gia công cắt gọt: Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

+ Công nghệ gia công áp lực: Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

+ Công nghệ hàn: Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

Câu 2. Bản chất của công nghệ gia công cắt gọt là:

A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Công nghệ đúc: Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

+ Công nghệ gia công cắt gọt: Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

+ Công nghệ gia công áp lực: Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

+ Công nghệ hàn: Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

Câu 3. Bản chất của công nghệ gia công áp lực là:

A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Công nghệ đúc: Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

+ Công nghệ gia công cắt gọt: Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

+ Công nghệ gia công áp lực: Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

+ Công nghệ hàn: Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

Câu 4. Bản chất của công nghệ hàn là:

A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Công nghệ đúc: Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

+ Công nghệ gia công cắt gọt: Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo yêu cầu.

+ Công nghệ gia công áp lực: Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

+ Công nghệ hàn: Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

Câu 5. Hiện nay có mấy công nghệ sản xuất điện năng phổ biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B

Giải thích: Hiện nay có 2 công nghệ sản xuất điện năng phổ biến:

+ Công nghệ nhiệt điện

+ Công nghệ thủy điện

Câu 6. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí gồm mấy loại?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Đáp án đúng: C

Giải thích: Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí gồm 5 loại:

+ Công nghệ luyện kim

+ Công nghệ đúc

+ Công nghệ gia công cắt gọt

+ Công nghệ gia công áp lực

+ Công nghệ hàn

Câu 7. Công nghệ luyện kim tập trung vào mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B

Giải thích: Công nghệ luyện kim tập trung vào 2 loại: công nghệ luyện gang và thép. Vì đây là các vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Câu 8. Gang được sản xuất từ:

A. Quặng sắt bằng lò cao luyện gang

B. Gang bằng lò oxi

C. Gang bằng lò hồ quang

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án đúng: A

Giải thích: 

+ Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang

+ Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang

Câu 9. Thép được sản xuất từ:

A. Quặng sắt bằng lò cao luyện gang

B. Gang bằng lò oxi

C. Gang bằng lò hồ quang

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: 

+ Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang

+ Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang

Câu 10. Công nghệ luyện gang, thép tạo ra:

A. Khí CO2

B. Bụi

C. Tiếng ồn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nhược điểm của công nghệ luyện gang, thép là gây ô nhiễm môi trường vì thải ra nhiều khí CO2, bụi, tiếng ồn.

Câu 11. Đâu là công nghệ sản xuất điện năng phổ biến?

A. Công nghệ nhiệt điện

B. Công nghệ thủy điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích: Hiện nay có 2 công nghệ sản xuất điện năng phổ biến:

+ Công nghệ nhiệt điện

+ Công nghệ thủy điện

Câu 12. Nhược điểm của đèn sợi đốt là:

A. Tiêu thụ nhiều điện

B. Hiệu quả chiếu sáng thấp

C. Tuổi thọ thấp

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đèn sợi đốt mặc dù có giá thành thấp nhưng ít được sử dụng do tiêu thụ nhiều điện, hiệu quả chiếu sáng thấp, tuổi thọ thấp.

Câu 13. Lí do đèn LED được sử dụng rộng rãi là:

A. Tiết kiệm điện năng

B. Hiệu quả chiếu sáng cao

C. Tuổi thọ cao

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Đèn LED mặc dù có giá thành cao hơn so với các loại đèn khác nhưng được sử dụng ngày càng rộng rãi do có nhiều ưu điểm nổi trội: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng, tuổi thọ cao.

Câu 14. Động cơ điện có mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng: B

Giải thích: Động cơ điện có 2 bộ phận chính:

+ Bộ phận đứng yên

+ Bộ phận quay

Câu 15. Động cơ điện có bộ phận chính nào sau đây?

A. Stato

B. Roto

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích: Động cơ điện có 2 bộ phận chính:

+ Stato

+ Roto

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 4: Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Lý thuyết Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 1: Khái quát về công nghệ

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

Đánh giá

0

0 đánh giá