Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 (Cánh diều 2024): Ứng dụng của một số công nghệ mới

7.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

I. Công nghệ vật liệu nano

1. Khái niệm

Là công nghệ tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

2. Ứng dụng

- Sợi carbon nano: làm thân vỏ xe, máy bay, tàu chiến giúp giảm tải trọng, tiết kiệm năng lượng.

- Vật liệu dẻo siêu mỏng: chế tạo các màn hình cảm ứng.

- Vật liệu Graphene: làm tấm pin Mặt Trời, màn hình cảm ứng, đèn Led, …

- Vật liệu Aerogel: làm cầu phao, sản nổi, phao chống va chạm cho tàu biển, giàn khoan.

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới - Cánh diều  (ảnh 1)

II. Công nghệ CAD/CAM-CNC

1. Khái niệm

- Khái niệm: Là một chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

- Ưu điểm:

+ Rút ngắn thời gian từ thiết kế đến chế tạo

+ Đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường

+ Năng suất và độ chính xác gia công cao

+ Tự động hóa sản xuất thuận lợi

- Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho cơ sở sản xuất có máy CNC hoặc hệ thống sản xuất tự động trang bị máy CNC.

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới - Cánh diều  (ảnh 1)

2. Ứng dụng

Dùng trong sản xuất cơ khí, đồ gỗ, xây dựng, điện tử, y học, …

III. Công nghệ in 3D

1. Khái niệm

- Khái niệm: Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

- Ưu điểm:

+ Tạo sản phẩm có cấu tạo phức tạp

+ Tiết kiệm vật liệu và chi phí sản xuất

2. Ứng dụng

- Chế tạo sản phẩm và tạo mẫu nhanh chóng, đơn giản

- Tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực: cơ khí, xây dựng, y học, dịch vụ, …

IV. Công nghệ năng lượng tái tạo

1. Khái niệm

- Khái niệm: Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

- Các loại:

+ Năng lượng mặt trời

+ Năng lượng gió

+ Năng lượng thủy triều

2. Ứng dụng

Ứng dụng ở nhiều quốc gia, tạo nguồn năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.

V. Công nghệ internet vạn vật

- Khái niệm: Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet.

- Gồm:

+ Kết nối có dây

+ Kết nối không dây

VI. Công nghệ trí tuệ nhân tạo

1. Khái niệm

Là tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

2. Ứng dụng

Ứng dụng trong điều khiển rô bôt thông minh, hệ thống sản xuất thông minh, hệ thống quản lí và điều hành trong kinh tế, y tế, giáo dục, …

VII. Công nghệ robot thông minh

1. Khái niệm

Là công nghệ tạo cho robot khả năng tư duy như con người

2. Ứng dụng

Thay thế con người trong các hệ thống sản xuất thông minh, tiếp thị, dịch vụ, …

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới - Cánh diều  (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

Câu 1. Công nghệ vật liệu nano:

A. Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

B. Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

C. Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

D. Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Công nghệ vật liệu nano: Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

+ Công nghệ CAD/CAM – CNC: Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

+ Công nghệ in 3D: Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

+ Công nghệ năng lượng tái tạo: Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Câu 2. Công nghệ CAD/CAM – CNC:

A. Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

B. Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

C. Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

D. Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Công nghệ vật liệu nano: Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

+ Công nghệ CAD/CAM – CNC: Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

+ Công nghệ in 3D: Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

+ Công nghệ năng lượng tái tạo: Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Câu 3. Công nghệ in 3D:

A. Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

B. Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

C. Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

D. Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Công nghệ vật liệu nano: Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

+ Công nghệ CAD/CAM – CNC: Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

+ Công nghệ in 3D: Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

+ Công nghệ năng lượng tái tạo: Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Câu 4. Công nghệ năng lượng tái tạo:

A. Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

B. Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

C. Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

D. Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Công nghệ vật liệu nano: Tạo ra các vật liệu mới từ các hạt có kích thước hạt rất nhỏ.

+ Công nghệ CAD/CAM – CNC: Là chu trình công nghệ khép kín từ thiết kế trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số.

+ Công nghệ in 3D: Tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

+ Công nghệ năng lượng tái tạo: Tìm kiếm các nguồn năng lượng mới để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

Câu 5. Năng lượng mặt trời:

A. Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

B.  Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

C. Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Năng lượng mặt trời: Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

+ Năng lượng gió: Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

+ Năng lượng thủy triều: Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

Câu 6. Có mấy công nghệ mới được giới thiệu?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 7 công nghệ mới được giới thiệu:

1. Công nghệ vật liệu nano

2. Công nghệ CAD/CAM-CNC

3. Công nghệ in 3D

4. Công nghệ năng lượng tái tạo

5. Công nghệ Internet vạn vật

6. Công nghệ trí tuệ nhân tạo

7. Công nghệ robot thông minh

Câu 7. Sợi carbon nano:

A. Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

B. Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

C. Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

D. Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Sợi carbon nano: Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

+ Vật liệu chất dẻo siêu mỏng: Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

+ Vật liệu Graphene: Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

+ Vật liệu Aerogel: Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Câu 8. Vật liệu chất dẻo siêu mỏng:

A. Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

B. Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

C. Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

D. Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Sợi carbon nano: Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

+ Vật liệu chất dẻo siêu mỏng: Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

+ Vật liệu Graphene: Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

+ Vật liệu Aerogel: Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Câu 9. Vật liệu Graphene:

A. Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

B. Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

C. Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

D. Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Sợi carbon nano: Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

+ Vật liệu chất dẻo siêu mỏng: Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

+ Vật liệu Graphene: Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

+ Vật liệu Aerogel: Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Câu 10. Vật liệu Aerogel:

A. Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

B. Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

C. Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

D. Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Sợi carbon nano: Nhẹ và có độ bền cao hơn thép

+ Vật liệu chất dẻo siêu mỏng: Có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực

+ Vật liệu Graphene: Có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng

+ Vật liệu Aerogel: Xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao

Câu 11. Năng lượng gió:

A. Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

B.  Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

C. Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Năng lượng mặt trời: Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

+ Năng lượng gió: Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

+ Năng lượng thủy triều: Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

Câu 12. Năng lượng thủy triều:

A. Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

B.  Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

C. Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Năng lượng mặt trời: Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng

+ Năng lượng gió: Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện

+ Năng lượng thủy triều: Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện

Câu 13. Công nghệ internet vạn vật:

A. Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

B. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

C. Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Công nghệ intrenet vạn vật: Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

+ Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

+ Công nghệ robot thông minh: Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

Câu 14. Công nghệ trí tuệ nhân tạo:

A. Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

B. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

C. Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Công nghệ intrenet vạn vật: Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

+ Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

+ Công nghệ robot thông minh: Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

Câu 15. Công nghệ robot thông minh:

A. Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

B. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

C. Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Công nghệ intrenet vạn vật: Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet

+ Công nghệ trí tuệ nhân tạo: Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.

+ Công nghệ robot thông minh: Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 7: Đánh giá công nghệ

Lý thuyết Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 2: Đổi mới công nghệ

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 9: Hình chiếu vuông góc

Đánh giá

0

0 đánh giá