Với giải Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Thơ Đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài 7: Thơ Đường luật
Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LAI TÂN
Phiên âm:
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền.
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
Dịch nghĩa.
Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải.
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
Dịch thơ:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Hồ Chí Minh, in trong Suy nghĩ mới về “Nhật kí trong tù”, Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên), Nam Trân dịch, NXB Giáo dục, 1995)
a) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh và cho biết bài thơ viết về vấn đề gì.
b) Bài Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.
c) Phân tích hai câu đầu để thấy việc làm của các quan chức được tác giả diễn trong bài thơ.
d) Từ hai câu đầu, hãy cho biết ở câu 3, huyện trưởng đang chong đèn để làm công việc gì?
e) Giọng điệu trào phúng trong câu 3 và đặc biệt ở câu 4 có gì khác biệt so với hai câu đầu? Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên tiếng cười ở hai câu thơ cuối?
Trả lời:
a) Lai Tân là tên bài thơ thứ 96 trong tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kĩ) của Hồ Chí Minh, được sáng tác từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trên đường hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, giải qua nhiều nhà tù thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), trong đó có nhà tù Lai Tân
Bằng nghệ thuật châm biếm sâu sắc, nhà thơ đã vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ đứng đâu xã hội ở Lai Tân, qua đó phê phán sự mục nát của chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch.
b) Đây là bài thơ Đường luật chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt. Các dấu hiệu nhận biết:
- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
- Âm tiết thứ hai của câu 1 và 4 (phòng – Tân), của câu 2 và 3 (trưởng – trưởng) niêm với nhau.
- Bài thơ có luật bằng (phòng), vần gieo ở cuối câu 2 và 4 (tiền – thiên), nhịp của các câu thơ ở phần phiên âm chữ Hán là 4/3.
c) Đối tượng là các quan chức chính quyền của huyện Lai Tân: ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng.
- Ban trưởng: đánh bạc ngày ngày và tiền để đánh bạc tất nhiên là từ việc bóc lột, cướp bóc của phạm nhân mà ra.
- Cảnh trưởng kiếm ăn từ việc giải phạm nhân từ nhà tù này đến nhà tù khác và ăn của đút lót hoặc bóc lột sức lao động của họ. Bác Hồ trong thời gian bị giam cầm tại đây đã bị áp giải qua 18 nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây. Bác đã bị giam cầm, trải bao khổ cực, bị lao động khổ sai, chứng kiến bao sự thối nát của chế độ Tưởng Giới Thạch đương thời.
d) Ở hai câu đầu của bài thơ, tác giả kể lại các hành động bất thường đáng cười của ban trưởng nhà lao và cảnh trưởng Lai Tân; đến câu 3, giọng điệu của bài thơ bỗng chững lại. Dường như nhà thơ đang ca ngợi viên huyện trưởng – người đứng đầu chính quyền nhà nước ở huyện Lai Tân. Huyện trưởng chong đèn làm việc cả ban đêm một cách hết sức tận tuỵ. Ông ta đang làm gì vậy? Câu trả lời dường như đã có sẵn ở hai câu thơ trên. Một xã hội bát nháo, nhố nhăng, ăn cướp của cả những người tù khốn khổ như ở Lai Tân khi ấy, thì viên huyện trưởng – kẻ điều hành và phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc đang xảy ra, chắc chắn không thể là người chân chính. Y chong đèn suốt đêm có lẽ cũng là để làm những việc bất lương trên những đồng tiền nhơ bẩn từ cấp dưới dâng lên. Tác giả không nói rõ nhưng người đọc có thể suy luận ra “công việc” của viên huyện trưởng là gì.
e) Ngược lại với giọng điệu tố cáo ở hai câu đầu, trong câu 3 và đặc biệt ở câu 4, dường như tác giả lại chuyển sang “ca ngợi”: ca ngợi sự tận tuỵ của huyện trưởng và nền “thái bình” của cái xã hội thực ra là bát nháo, phi nhân ở Lai Tân.
Ở đây, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập, tự để cho độc giả tìm ra sự đối lập, ngược đời đó. Do vậy, hai câu cuối của bài thơ không hề mâu thuẫn với nội thật, tự đi đến kết luận. Tiếng cười hài hước, châm biếm của bài thơ bật dung của hai câu trên, mà cả bài thơ tạo thành một thể thống nhất: hai câu đầu làm rõ hai câu sau; hai câu sau, đặc biệt là câu kết, đã làm rõ thêm những hành động công khai, trắng trợn ở hai câu trước.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy tìm và chép lại ba bài thơ (thơ dân gian hoặc thơ có tác giả) viết về trầu cau.....
Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương....
Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.....
Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy phân tích biểu hiện của một trong những biện pháp nghệ thuật được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ Mời trầu.....
Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy xác định một số biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.....
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?.....
Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:.....
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy chỉ ra một vài biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng......
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.....
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?.....
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?....
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?.....
Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) diễn tả lại quang cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, qua đó làm rõ thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ.....
Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:....
Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu thơ đầu nói về cảnh vật gì và cảnh vật đó được miêu tả như thế nào? Có nhận định cho rằng: Hình ảnh được thể hiện trong câu này làm nền cho việc mô tả ở ba câu sau. Theo em, điều đó có đúng không?....
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Hạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.....
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.....
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dòng nào sau đây diễn tả đúng nghĩa của câu thơ: “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”?....
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Ở câu thơ cuối, để diễn tả vẻ đẹp hoành tráng và huyền ảo của thác nước, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có làm mất đi hình ảnh chân thật của thác nước không?....
Câu 6 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?.....
Câu 7 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.....
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ.....
Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?....
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) là:....
Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Qua nội dung bài thơ, hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh......
Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy tìm một bài thơ khác của Hồ Chí Minh cũng có hình ảnh trăng. So sánh việc thể hiện hình ảnh trăng trong bài Cảnh khuya và bài thơ vừa tìm được.....
Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó......
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Xác định câu hỏi tu từ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi câu hỏi tu từ đó......
Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 4, SGK) Ghép các từ tượng hình, từ tượng thanh (in đậm) ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:......
Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.....
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một số từ tượng hình gợi tả:....
Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu dưới đây (ở tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố); chỉ ra nghĩa của mỗi từ tìm được.....
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thế nào là phân tích một tác phẩm thơ? Để viết được bài văn phân tích một bài thơ, em cần chú ý những gì?.....
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ giống và khác kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6) như thế nào?.....
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 48): Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương, hãy phát triển nội dung các ý đã nêu trong phần thân bài......
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ, em cần chú ý những gì?.....
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ, em cần chú ý những yêu cầu nào?.....
Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung nói và nghe ở mục 2. Thực hành có liên quan như thế nào đến nội dung đọc hiểu và viết ở Bài 7? Kĩ năng nào cần chú trọng hơn?....
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu các yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa của hoạt động nói và nghe cần chú ý trong tiết học này.....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Truyện
Bài 7: Thơ Đường luật
Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết
Bài 9: Nghị luận văn học
Bài 10: Văn bản thông tin
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2