Với giải Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Thơ Đường luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài 7: Thơ Đường luật
Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TIẾN SĨ GIẤY
Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi,
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
a) Bài thơ trên thể hiện nội dung gì, được Nguyễn Khuyến viết vào giai đoạn nào? b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.
c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?
e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?
Trả lời:
a) - Qua việc miêu tả hình nộm ông tiến sĩ giấy (ông nghè tháng Tám, một thứ đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam thời xưa), Nguyễn Khuyến đã phê phán thực trạng hư danh của những kẻ mang danh đỗ đạt cao nhưng thực chất lại rỗng tuếch trong bối cảnh khoa cử ở thời kì đầu của chế độ thực dân, phong kiến; cảm thán cho tình trạng bi thảm của nền thực học nước nhà.
- Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.
b) - Bố cục: 3 phần
+ Hai câu đề
+ Hai câu thực và hai câu luận
+ Hai câu kết
- Thể thơ: Bài Tiến sĩ giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* Dấu hiệu nhận biết:
+ Mỗi câu 7 chữ, cả bài có 8 câu chia 4 phần (đề, thực, luận, kết)
+ Tuân theo luật bằng trắc của thơ Đường luật
+ Gieo vần bằng ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
+ Nhịp thơ 4/3
c) - Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.
+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...
+ Với cách sử dụng từ mang ý nghĩa tương phản (mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son - mặt văn khôi) ở hai câu thực, tác giả đã làm sáng tỏ được thực chất hèn kém của những ông tiến sĩ băng xương, bằng thịt thời tác giả sông. Danh pháp những ông nghè ấy hoá ra không phải được tạo dựng băng thực tài, thực học, ngày, lại, được cố kết nên bởi những thứ phù phiếm, hình thức từ bên ngoài.
- Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hai, cái dáng của mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi những hình ảnh trang nghiêm trong truyền thông nay đã trở nên thảm hại, đáng cười trước sự nhố nhăng của xã hội thực dân, phong kiến ở thời kì đầu. Các cầu thực, luận đã tr hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thông đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.
- Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, các tr gây ấn tượng như “mảnh giấy”, “nét son”, “tấm thân”, “cái giá khoa danh” được đạ lên đầu câu để nhấn mạnh sự bệ rạc, hình thức, giả dối của biểu tượng thời đại.
HS cần trình bày những ý trên và ý mà các em tự phát hiện thêm bằng các đoạn văn hoàn chỉnh với dẫn chứng cụ thể.
d) Bên cạnh giá trị trào phúng, phê phán, thậm chí hạ bệ thần tượng thuộc loại danh giá nhất của xã hội thực dân, phong kiến thời Nguyễn Khuyến, có thể nói bài thơ Tiến sĩ giấy còn mang ý vị tự trào.
- Bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghè nhưng ông không giống những kẻ hữu danh vô thực mà ông đã phê phán. Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kì thi (Hương, Hội, Đình), được vua ban hai chữ “Tam nguyên” (đỗ đầu ba kì thi), là người thực tài.
- Là người thực tài và là một trí thức yêu nước nhưng Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy bất lực trước thực trạng đất nước, khi tài năng nặng về sách vở, thi lễ của ông trở nên vô dụng, không giúp ích gì cho thời cuộc, khi đất nước đã rơi vào tay ngoại xâm, triều đình trở thành tay sai cho giặc, khoa cử trở thành nơi đào tạo kẻ thừa hành cho chính phủ thuộc địa, không còn thực chất như xưa.
- Vì vậy, trong hình ảnh của ông tiến sĩ giấy có cả hình bóng của cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến. Vị khôi nguyên tam khoa thấy mình là con người thừa, con người vô tích sự. Do đó, hình tượng tiến sĩ giấy còn có thêm ý vị bị thương, bi kịch, tự trào. Trào phúng ở đây tưởng chỉ hướng ngoại mà thực ra còn hướng nội, hình tượng tiến sĩ giấy tưởng rất xa lạ mà lại có nét gần gũi.
e) Môi tương quan giữa cái danh và cái thực trong cuộc sống và trong học tập:
- Trong cuộc sống, cái danh của một con người (ví dụ, học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; chức danh: hiệu trưởng, giám đốc một cơ quan, viện trưởng một viện nghiên cứu khoa học,...) cân phải xứng đáng, phù hợp với cái thực mà họ có được (cử nhân phải tốt nghiệp trình độ đại học, có thể làm tốt nghề nghiệp đã được đào tạo, thạc đầu sẽ phải trải qua quá trình học sau đại học, bảo vệ thành công luận văn, luận án, có tri thức và cách làm việc ở trình độ cao hơn cử nhân, giám đốc một xí nghiệp sản xuất
phải am hiểu sâu sắc công việc chuyên môn mà mình đảm nhiệm, có năng lực quản lí, điều hành, đưa xí nghiệp phát triển phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật...)
- Nhưng trong thực tế, vẫn có một số trường hợp, giữa danh và thực là một khoảng cách lớn. Có những người mang những cái danh rất lớn nhưng thực ra lại không có kiến thức về lĩnh vực mình được đảm nhiệm, do làm trái ngành, trái nghề, ăn không được đào tạo; do tiêu cực mà có được bằng cấp, được đảm nhiệm những chức vụ, vị trí không tương xứng. Những hiện tượng đó sẽ cản trở sự phát triển, ổn định của xã hội, tiếp tục gây nên những việc tiêu cực.
- Để giảm bớt các hiện tượng trên, xã hội cần phải có những chuẩn mực chặt chẽ hơn, dựa trên pháp luật, đề cao dân chủ, dựa trên tiêu chuẩn thực học, thực việc để hoa chọn và đánh giá con người.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?.....
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?.....
Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:....
Câu 7 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:.....
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một số từ tượng hình gợi tả:....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: