Vở thực hành KHTN 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người | Kết nối tri thức

695

Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người

Bài 38.1 trang 55 Vở thực hành KHTN 8Nêu chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể người.

Lời giải:

Chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể: Các tuyến nội tiết tiết ra các hormone rồi được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Bài 38.2 trang 55 Vở thực hành KHTN 8Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hoà đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

- Hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu vì: Khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin giúp lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường. Khi nồng độ glucose trong máu giảm thấp, tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon giúp lượng đường trong máu tăng lên về mức bình thường.

- Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn lâu dài có thể gây ra tình trạng mắc các bệnh lí như bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Bài 38.3 trang 56 Vở thực hành KHTN 8Bệnh đái tháo đường và bướu cổ có những biểu hiện nào trên cơ thể? Em hãy đề xuất biện pháp phòng chống các bệnh này bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bệnh

Biểu hiện

Biện pháp phòng chống bệnh

Đái tháo đường

 

 

Bướu cổ

 

 

Lời giải:

Bệnh

Biểu hiện

Biện pháp phòng chống bệnh

Bệnh

tiểu đường

Đói và mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước, khô miệng và ngứa da, nhìn mờ, vết loét hoặc vết cắt lâu lành, tê bì hoặc mất cảm giác ở chân, sụt cân bất thường,…

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Bệnh

bướu cổ

Có u ở phía trước cổ; có cảm giác vướng cổ họng, đau cổ họng; khó nuốt; khó thở; mệt ỏi; thay đổi giọng nói; suy giảm trí nhớ;…

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…; không ăn quá nhiều thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp như bắp cải trắng, bắp cải tím.

- Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường.

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

Bài 38.4 trang 56 Vở thực hành KHTN 8Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết, em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, nêu tác dụng của các biện pháp đó.

Biện pháp bảo vệ sức khoẻ

Tác dụng

 

 

Lời giải:

Biện pháp bảo vệ sức khoẻ

Tác dụng

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung các nguyên tố cần thiết đặc biệt là iodine.

Giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng hệ nội tiết, phòng tránh bệnh về tuyến nội tiết như bệnh bướu cổ.

Hạn chế sử dụng chất béo, đường.

Tránh tình trạng hệ nội tiết hoạt động quá mức, gây rối loạn chuyển hóa.

Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản,…

Bảo vệ tuyến yên không bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus.

Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên; đảm bảo giấc ngủ.

Giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể và hệ nội tiết.

Kiểm tra sức khỏe định kì.

Giúp kịp thời phát hiện sớm các bệnh lí và nắm được các chỉ số của cơ thể, từ đó, điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.

Bài 38.5 trang 56 Vở thực hành KHTN 8Kết quả tìm hiểu một số bệnh nội tiết thường gặp ở địa phương:

Tên bệnh

Số người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

 

 

 

 

Lời giải:

Bảng 38.1

Tên bệnh

Số

người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

Bệnh đái tháo đường

2/100

Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do:

- Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1).

- Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2).

- Mang thai (tiểu đường thai kì).

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Bệnh bướu cổ

2/100

- Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể hoặc ăn các loại thức ăn, sử dụng một số loại thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế.

- Do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh,….

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

Hội chứng Cushing

1/100

- Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol.

- Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc.

- Có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau xanh.

- Tăng cường vận động.

- Khám sức khỏe định kì.

Bài 38.6 trang 56 Vở thực hành KHTN 8Em hãy cho biết các biện pháp sau đây có tác dụng gì trong việc bảo vệ các tuyến nội tiết.

Biện pháp

Tác dụng

Bổ sung muối có chứa iodine trong khẩu phần ăn

 

Hạn chế tiêu thụ thức ăn có hàm lượng đường quá cao

 

Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản

 

Ngủ đủ giấc

 

Lời giải:

Biện pháp

Tác dụng

Bổ sung muối có chứa iodine trong khẩu phần ăn

Cung cấp đủ nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp, phòng tránh bệnh bướu cổ.

Hạn chế tiêu thụ thức ăn có hàm lượng đường quá cao

Tránh cho tuyến tuỵ hoạt động quá mức gây suy tuỵ.

Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản

Bảo vệ tuyến yên không bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus.

Ngủ đủ giấc

Giúp các cơ quan trong cơ thể (trong đó có các tuyến nội tiết) có thời gian nghỉ ngơi.

Bài 38.7 trang 57 Vở thực hành KHTN 8Một bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên khiến cho hormone sinh trưởng GH tiết ra ít hơn so với người bình thường. Theo em, người bệnh này sẽ không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thấp bé hơn người bình thường.

B. Cơ bắp ít phát triển.

C. Xương dài nhanh.

D. Trao đổi chất ở tế bào diễn ra với cường độ thấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Hormone sinh trưởng GH do tuyến yên tiết ra có tác dụng thích sinh trưởng. Do đó, bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên khiến cho hormone sinh trưởng GH tiết ra ít hơn so với người bình thường sẽ không có biểu hiện xương dài nhanh.

Bài 38.8 trang 57 Vở thực hành KHTN 8Khi đường huyết giảm, các tuyến nội tiết nào sau đây sẽ tăng cường hoạt động tiết hormone nhằm điều hoà đường huyết trở về mức bình thường?

A. Tuyến yên và tuyến giáp.

B. Tuyến tuỵ và tuyến trên thận.

C. Tuyến tuỵ và tuyến giáp.

D. Tuyến yên và tuyến trên thận.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Tuyến tuỵ và tuyến trên thận sẽ tăng cường hoạt động tiết hormone nhằm điều hoà đường huyết trở về mức bình thường khi đường huyết giảm.

Bài 38.9 trang 57 Vở thực hành KHTN 8Hormone có những vai trò nào sau đây?

1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

2. Xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất bên trong cơ thể.

3. Điều hoà các quá trình sinh lí.

4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

A. 2, 4.

B. 1, 2.

C. 1, 3.

D. 1, 2, 3, 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Tuyến nội tiết là những tuyến sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu bảo đảm duy trì ổn định môi trường trong và điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

Bài 38.10 trang 57 Vở thực hành KHTN 8Trong phác đồ cấp cứu do sốc phản vệ, hormone Adrenalin được sử dụng để tiêm cho bệnh nhân nhằm

A. giúp cho tim bệnh nhân đập chậm lại, huyết áp tăng lên.

B. làm cho tim bệnh nhân đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên.

C. làm cho tim bệnh nhân đập chậm lại, huyết áp giảm đi.

D. làm cho tim bệnh nhân đập nhanh hơn, huyết áp giảm đi.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Adrenalin có tác dụng kích thích điều chỉnh làm tăng nhịp tim, tăng lượng oxygen cung cấp cho não và các cơ, làm giãn nở đồng tử và ức chế các chức năng không cần thiết của cơ thể trong các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như trong cấp cứu sốc phản vệ.

Bài 38.11 trang 57 Vở thực hành KHTN 8: Một người có vóc dáng cao lớn bất thường, khi xét nghiệm bác sĩ kết luận là bệnh nhân này có nồng độ một loại hormone trong máu cao bất thường. Theo em, đó là hormone nào?

A. GH.

B. FSH.

C. LH.

D. TSH.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Hormone sinh trưởng GH do tuyến yên tiết ra có tác dụng thích sinh trưởng. Nếu hormone GH được tiết ra nhiều hơn mức bình thường sẽ kích thích cơ xương phát triển quá mức dẫn đến người có vóc dáng cao lớn bất thường.

Đánh giá

0

0 đánh giá