Với giải Bài 7 trang 10 SBT Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 8 Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ
Bài 7 trang 10 SBT Lịch Sử 8: Đọc hai đoạn tư liệu dưới đây:
“Chúng tôi khẳng định một chân lí hiền nhiên rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân..”. (Trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, 1776) “Điều 1. Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung. Điều 2. Mục đích của các tổ chức chính trị là gìn giữ các quyền tự nhiên và không thể tước bỏ của con người; đó là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức...” (Trích Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, 1789) |
Em hãy xác định các quyền cơ bản của con người được đề cập trong hai đoạn tư liệu trên.
Lời giải:
- Các quyền cơ bản của con người được đề cập trong hai đoạn tư liệu trên là:
+ Quyền tự do và bình đẳng.
+ Quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Quyền sở hữu.
+ quyền được an toàn và quyền chống áp bức,…
Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2 trang 6 SBT Lịch Sử 8: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây và thực hiện yêu cầu....
Bài 7 trang 10 SBT Lịch Sử 8: Đọc hai đoạn tư liệu dưới đây:...
Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII